
-
GRDP tỉnh Hậu Giang tiếp tục dẫn đầu vùng ĐBSCL và xếp thứ 2 cả nước
-
GRDP Quảng Ninh tăng trưởng cao nhất vùng Đồng bằng sông Hồng
-
Biểu giá điện sinh hoạt 5 bậc: Các hộ tiêu thụ dưới 710 kWh sẽ trả phí ít hơn
-
Năm tới, 3 động lực đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng đều có cơ hội tăng trưởng tốt
-
Thủ tướng lưu ý thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế -
Lấy phiếu tín nhiệm là cơ hội để từng cán bộ tự soi lại mình
Tiến sĩ Nina Yiu, Chủ nhiệm ngành Quản trị Doanh nghiệp thời trang, Đại học RMIT cho biết, việc hàng loạt tên tuổi lớn trong lĩnh vực bán lẻ thời trang trên thế giới đóng cửa hàng ngàn cửa hàng đã ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà máy sản xuất thời trang và may mặc tại Việt Nam.
“Hiện tại, các đơn hàng may mặc đã giảm đáng kể do Covid-19 và sẽ giảm khoảng 70-80% tại thị trường Hoa Kỳ”, bà Yiu dự báo.
![]() |
TS. Nina Yiu, Chủ nhiệm ngành Quản trị Doanh nghiệp thời trang, Đại học RMIT |
Để vượt qua những thách thức này, Tiến sĩ Yiu đã đề xuất một số chiến lược ngắn và dài hạn giúp doanh nghiệp Việt Nam giảm thiểu thiệt hại.
Thứ nhất, doanh nghiệp nên cẩn thận xem lại kế hoạch chiến lược, nhu cầu hoạt động và thị trường hiện tại. Điều quan trọng là xem xét mức độ ưu tiên của các đơn đặt hàng, thiết kế lại quy trình quản lý chuỗi cung ứng, ứng dụng mô hình vận hành linh hoạt và lên kế hoạch sản xuất số lượng lớn cho từng giai đoạn.
Nhiều nhà máy may mặc Việt Nam đã chuyển sang sản xuất khẩu trang từ khi đại dịch bắt đầu vì đây là giải pháp tạm thời để vượt qua khó khăn. Mặc dù giá khẩu trang rất thấp và tỉ suất lợi nhuận không nhiều, nhưng các đơn hàng khẩu trang có thể bù đắp chi phí lao động, bà dẫn chứng.
Thứ hai, Tiến sĩ Yiu đề xuất doanh nghiệp Việt Nam nên cân nhắc vận hành các dòng sản phẩm khác nhau và đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh ngách sang những mặt hàng mới hoặc phát triển thị trường. Việt Nam nên phát triển các thương hiệu thời trang trong nước dựa trên nét văn hóa và nghề thủ công độc đáo của mình, để tạo ra cân bằng trong phát triển kinh tế. Khẩu trang và thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) đã và đang duy trì nhu cầu cao trên thị trường.
Thứ ba, khi cạnh tranh trong ngành thời trang tăng lên, chuyển đổi kỹ thuật số trong lĩnh vực thời trang sẽ là yếu tố quyết định. Tiến sĩ Yiu đưa ra một số công nghệ có thể áp dụng như công nghệ 3D để giảm chi phí trong việc lên mẫu, hay chọn những màu sắc và số lượng để nhuộm sao cho có thể sinh lời, bằng cách giữ lại vải chưa qua xử lý trong quy trình sản xuất sợi và vải có thể dùng để sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau.
Thứ tư, Tiến sĩ Yiu dự báo sau đại dịch, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ thấy nhu cầu đối với sản phẩm hàng thời trang và dệt may tăng lên.
“Cơ hội lội ngược dòng sẽ ở việc phát triển thiết kế vải và sản xuất trong nước. Các nhà máy sản xuất nên cân nhắc kết hợp với các công ty thời trang liên doanh để tập trung đầu tư cho tương lai”, bà nhận định.

-
Thủ tướng lưu ý thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế -
Lấy phiếu tín nhiệm là cơ hội để từng cán bộ tự soi lại mình -
TP.HCM đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2024 đạt 7,5 - 8% -
Thủ tướng: Thị trường chứng khoán thanh khoản tốt, "tăng dần đều" -
TP.HCM dự kiến trả 100 triệu đồng/tháng cho người có tài năng đặc biệt -
Quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt Việt Nam và Belarus -
HĐND TP.HCM họp kỳ cuối năm, dự kiến lấy phiếu tín nhiệm 31 lãnh đạo
-
Vietnam Airlines thông báo lựa chọn bên cho thuê ướt 4 tàu bay giao tháng 2/2024
-
Đèn Led cao cấp KingLux mang đến cái nhìn mới về đèn và sử dụng ánh sáng
-
Vừa mua 3 công ty của Mỹ, FPT lại tiếp tục mua công ty tư vấn của Pháp
-
BASF truyền đam mê khoa học cho học sinh qua hai thí nghiệm trực tuyến mới
-
Ra mắt tủ điện SIVACON S4 trong xu hướng phát triển xanh và bền vững
-
BAC A BANK tiếp tục giảm lãi vay, đồng hành cùng doanh nghiệp