Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Chuyên gia nước ngoài hiến kế để ngành thoát nước Việt Nam phát triển
Thu Trang - 01/08/2019 19:25
 
Hôm nay (1/8) Diễn đàn về Chính sách phát triển lĩnh vực thoát nước và giá dịch vụ thoát nước; Hội nghị Tổng kết Dự án DEVIWAS và kết nối doanh nghiệp ngành nước Đức - Việt đã diễn ra tại Hà Nội.
1
Ông Makoto Ibaraki, Cố vấn chính sách về thoát nước và xử lý nước thải của JICA tại Bộ Xây dựng chia sẻ những chính sách về quản lý thoát nước và xử lý nước thải tại Nhật Bản

Trao đổi tại diễn đàn về những chính sách phát triển ngành thoát nước hiện nay, PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội cấp thoát nước Việt Nam nhận định, chính sách phát triển thoát nước và giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải tại Việt Nam đang gặp nhiều bất cập. Trong đó, ngân sách hàng năm cho công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước còn hạn chế, chỉ đáp ứng mức tối thiểu cho công tác duy tu, sửa chữa thường xuyên; đầu tư cho hệ thống thoát nước chưa được quan tâm đúng mức, nhiều chính sách ưu đãi khó khả thi; nhiều quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức dự toán lạc hậu chậm sửa đổi….

"Ngoài ra, việc thực hiện phương thức cung cấp dịch công ích theo Nghị định 130 nay là Nghị định 32 chưa thống nhất ở các địa phương có điạ phương tổ chức đấu thầu, có nơi tổ chức đặt hàng, thời gian ký kết ngắn, mang tính thời vụ, thiếu bền vững...", ông Tiến cho hay.

Trong khi đó, chia sẻ những kinh nghiệm về định giá dịch vụ thoát nước tại Đức, bà Gunda Rostel, Chủ tịch GWP cho biết, việc thiết lập cơ sở huy động vốn thông qua giá dịch vụ thoát nước phải tuân thủ các yêu cầu pháp lý và nguyên tắc cộng đồng kiểm soát.

Đó là nguyên tắc tính đúng – tính đủ toàn bộ chi phí (vận hành – đầu tư) phải được tính toán và bù đắp bởi giá dịch vụ; Nguyên tắc tỷ lệ - giá dịch vụ phải tương ứng với giá trị dịch vụ được cung cấp; Nguyên tắc đối xử bình đẳng – không phân biệt đối xử với người tiêu dùng và việc tính toán giá dịch vụ phải dựa trên các nguyên tắc kinh doanh.  

Tại Nhật Bản, ông Makoto Ibaraki, Cố vấn chính sách về thoát nước và xử lý nước thải của JICA tại Bộ Xây dựng cho biết, trọng tâm các chính sách về quản lý thoát nước và xử lý nước thải tại Nhật Bản đã được chuyển từ xây dựng cơ sở vật chất sang theo đuổi tính bền vững trong 15 năm gần đây.

Diễn đàn đánh dấu mốc dự án DEVIWAS hợp tác giữa Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) và Hội hợp tác ngành Nước Đức (GWP) với vốn tài trợ không hoàn lại của Chính phủ CHLB Đức thông qua BMZ/sequa đã chính thức hoàn thành.

Về cơ chế chia sẻ các chi phí hoạt động thoát nước và xử lý nước thải tại Nhật Bản, ông Makoto Ibaraki cho biết, Chính phủ trợ cấp một nửa chi phí xây dựng cho các công trình nước thải chính và Hoàn trả bằng trái phiếu địa phương từ cả hai nguồn (chi công và nguồn thu giá dịch vụ thoát nước từ người sử dụng). Trong đó, các chi phí cho xử lý nước mưa sẽ từ nguồn chi công và các chi phí để vận hành xử lý nước thải lấy từ nguồn thu phí người sử dụng.

Đặc biệt, theo ông Makoto Ibaraki, chính quyền tất cả các địa phương tại Nhật Bản phải đạt được thu hồi đủ các chi phí thông qua giá dịch vụ thoát nước phù hợp thu từ người sử dụng.

Ngoài ra, một trong các chính sách mà chính phủ Nhật Bản hướng đến đó là khuyến khích và hỗ trợ các địa phương ứng dụng kế toán doanh nghiệp thông qua lập bảng cân đối tài chính và báo cáo lãi lỗ của hoạt động kinh doanh thoát nước, xử lý nước thải nhằm thiết lập điều kiện kinh doanh nước thải ngày càng minh bạch hơn.

Đáng chú ý, Diễn đàn hôm nay đánh dấu mốc dự án DEVIWAS hợp tác giữa Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) và Hội hợp tác ngành Nước Đức (GWP) với vốn tài trợ không hoàn lại của Chính phủ CHLB Đức thông qua BMZ/sequa, được bắt đầu triển khai từ tháng 6/2013 với hai giai đoạn I (từ 6/2013-5/2016) và giai đoạn II (6/2016 - 8/2019) đã chính thức hoàn thành.

Với mục tiêu tăng cường năng lực, vai trò và vị thế của VWSA để đóng góp hiệu quả vào sự phát triển bền vững của ngành nước Việt Nam, các hoạt động dự án đã triển khai tập trung vào hỗ trợ nâng cao năng lực của VWSA trong công tác điều hành Hội, tham vấn chính sách và xúc tiến các hoạt động hợp tác trong và ngoài nước, đồng thời hỗ trợ các hội viên của Hội thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn, kết nối quốc tế, qua đó trang bị và tăng cường kiến thức, kỹ năng cho hội viên về quản trị, kinh doanh, công nghệ, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành Nước Việt Nam.

DEVIWAS là một trong những dự án hợp tác đầu tiên giữa VWSA và đối tác quốc tế, đồng thời là dự án lâu dài và toàn diện nhất cho đến nay mà VWSA thực hiện. Theo đánh giá, dự án đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra, qua đó góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển, nâng cao vai trò, vị thế của VWSA một cách tổng thể và toàn diện trên nhiều khía cạnh như: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao vai trò và khả năng tham vấn chính sách của Hội; Nâng cao khả năng cung cấp đa dạng các dịch vụ đào tạo, tư vấn kỹ thuật và đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế, kết nối và thúc đẩy chuyển giao công nghệ.

Việc ký kết và hợp tác với GWP là tiền đề, kinh nghiệm quan trọng mở ra cơ hội hợp tác quốc tế của VWSA với các đối tác hiện nay như Diễn đàn nước Phần Lan, Hội nước Phần Lan, Cụm công nghiệp nước Hungary, Hội nước Úc, Hội các công ty cấp nước Hàn Quốc, Hội nước Anh, Cục đầu tư và xúc tiến Thương mại Ba Lan... góp phần nâng cao năng lực, vị thế và vai trò của VWSA trên trường quốc tế.

Triển lãm ngành nước và năng lượng 2017 tăng 30% về quy mô
Ban Tổ chức Triển lãm quốc tế về ngành nước và năng lượng cho biết, triển lãm năm nay sẽ tăng quy mô thêm 30% so với năm ngoái. Tính đến thời...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư