
-
Tín dụng tiêu dùng tại TP.HCM sụt giảm mạnh
-
Kích cầu tín dụng: Ngân hàng than “một tay vỗ không nên tiếng”
-
Lôi kéo, hướng dẫn "bùng" nợ tín dụng tiêu dùng có thể bị xử lý
-
Chính phủ họp về tín dụng, NHNN báo cáo các lĩnh vực hút vốn nhiều nhất 11 tháng
-
Thêm loạt ngân hàng giảm lãi suất huy động, tiền gửi rẻ chưa từng có -
Làm thế nào để chặn tín dụng "đen" bùng phát cuối năm?
![]() |
Ông Phan Dũng Khánh, chuyên gia Tư vấn Đầu tư |
Không ít lần khuyến nghị nhà đầu tư bỏ vốn vào vàng từ nhiều năm trước, có lẽ ông không bất ngờ khi giá vàng tăng vượt mọi kỷ lục thời đại như hiện nay?
Có người hỏi tôi rằng, Covid-19 có phải là nguyên nhân khiến chứng khoán giảm, vàng tăng sốc hay không, hỏi như vậy là không theo dõi sát về giá vàng. Covid-19 không phải là lý do chính khiến giá vàng tăng mạnh, chỉ là làn gió khiến “lửa vàng” bùng lên.
Thực tế, làn sóng tăng giá của vàng đã bắt đầu từ năm 2018, nguyên nhân là do các nhà đầu tư bất an về khủng hoảng kinh tế thế giới. Ngoại trừ Mỹ, hầu hết các nền kinh tế lớn đều liên tục đi xuống: Tăng trưởng GDP Trung Quốc liên tục giảm 12 năm, nhiều nước như Nhật, Đức và nhiều nước EU khác cũng rơi vào cảnh tương tự. Việc giải cứu kinh tế cũng đã diễn ra từ giai đoạn này.
Quan sát thị trường cho thấy, các quỹ đầu tư, các định chế tài chính lớn đã có động thái mua vàng từ 3-4 năm trước đó - theo tôi nhớ không nhầm là từ năm 2016. Mặc dù các nhà đầu tư gom mạnh vàng, song do bất động sản, chứng khoán tăng mạnh nên vàng năm 2018-2019 chỉ tăng âm thầm, chưa được nhà đầu tư nhỏ lẻ chú ý.
Ngoài lý do trên, lý do nữa khiến giá vàng tăng mạnh là dòng tiền đổ vào vàng của các Ngân hàng trung ương trên thế giới cũng tăng rất mạnh. Thống kê của Hội đồng vàng thế giới năm 2019 cho thấy, lượng mua vàng của các Ngân hàng Trung ương ước tính gần 700 tấn - mức mua vào nhiều nhất trong vòng 60 năm qua. Đặc biệt, các năm trước, hầu như chỉ có các định chế tài chính, các quỹ đầu tư ở khu vực Bắc Mỹ mua vàng, thì thời gian gần đây, làn sóng mua vàng lan sang cả khu vực châu Âu, châu Á, châu Phi.
Từ năm 2019 trở lại đây, ngoài Ngân hàng trung ương các quốc gia, các định chế tài chính, ngân hàng mua vào ngày càng nhiều và lan nhanh. Riêng các quỹ ETF vàng đã có 7 tháng mua ròng liên tục, tính đến tháng 6/2020 - một chu kỳ mua ròng dài nhất lịch sử.
Một điểm đặc biệt nữa, là gần như tất cả định chế tài chính, các ngân hàng Trung ương trên thế giới hầu như không có ý định bán vàng. Khảo sát của Hội đồng vàng thế giới năm 2019 cho thấy, hơn 50% ngân hàng trung ương các nước không có kế hoạch bán vàng trong vòng 5 năm tới. Điều này có nghĩa, vàng đang được hỗ trợ trong một chu kỳ dài hạn.
Những lý do như ông đã phân tích đã lý giải được xu hướng tăng giá của vàng vài năm qua. Thế nhưng, gần đây giá vàng lại tăng dựng đứng, có nguyên nhân gì bất thường không, thưa ông?
Như tôi đã nói, thực tế, từ trước khi dịch Covid-19 xảy ra, tâm lý bất an về khủng hoảng kinh tế thế giới đã xuất hiện, Ngân hàng trung ương các quốc gia cũng đã bơm tiền rất nhiều. Tuy nhiên, Covid-19 khiến lượng tiền bơm ra thị trường khủng khiếp hơn.
Chỉ tính riêng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) - chưa tính Chính phủ Mỹ hay các nước khác - chỉ trong vòng 3 tháng (từ tháng 3 đến tháng 6/2020) đã tăng bảng cân đối tài sản từ 4.000 tỷ USD lên 7.000 tỷ USD. Dự kiến, trong năm 2020, bảng cân đối tài sản của Fed có thể lên tới 12.000 tỷ USD. Trong khi đó, đợt khủng hoảng kinh tế năm 2008, các gói giải cứu của Mỹ chỉ có quy mô 1.300 tỷ USD và giải ngân trong tận 6 năm. Tiền bơm ra nhiều khiến các quỹ đầu tư, định chế tài chính phải tăng mua vàng để phòng thủ.
Hai tuần qua, Mỹ và EU tuyên bố tiếp tục bơm tiền ra thị trường và việc bơm tiền này chưa biết khi nào mới kết thúc. Đây là lý do khiến vàng càng tăng mạnh.
Theo ông, liệu vàng có còn tăng tiếp?
Dù hiện tại giá vàng tăng đã khá nhiều, song tôi cho rằng, trong dài hạn - ít nhất là 2-3 năm tới - giá vàng vẫn sẽ tiếp tục lên. Chúng ta lưu ý là chu kỳ tăng của chứng khoán Mỹ đã kéo dài 12 năm, chu kỳ tăng của bất động sản cũng đã 6-7 năm, nhưng chu kỳ tăng giá của vàng thì mới bắt đầu 2 năm nên nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục kéo dài.
Hơn nữa, đỉnh của Covid-19 trên thế giới vẫn chưa được xác lập, chưa biết khi nào dịch bệnh mới giảm. Mà ngay cả khi Covid-19 được khống chế thì hậu quả của nó cũng phải kéo dài nhiều năm. Điều này khiến dòng tiền vẫn phòng thủ vào vàng.
Theo tôi, 90% khả năng giá vàng sẽ lên 60-70 triệu/lượng, nhưng có thể chưa phải trong ngắn hạn mà trong vòng 1 năm tới, hoặc lâu hơn một chút.
Như ông đã nói, các nhà đầu tư cá mập đã “ôm” vàng từ 3-4 năm trước, liệu có phải các cá mập này đẩy giá vàng lên để bán chốt lời không, thưa ông? Và liệu nếu như Vắc xin phòng chống Covid-19 ra đời, giá vàng có rớt mạnh không?
Vắc xin hiện nhiều nước công bố đã có rồi, nhưng phải nhìn vào khả năng phục hồi kinh tế sau dịch, phải mất nhiều năm kinh tế mới có thể phục hồi. Như tôi đã nói, vàng tăng không chỉ vì Covid-19, dịch bệnh chỉ là tác nhân khiến giá vàng tăng mạnh hơn mà thôi. Điều mà nhiều nhà đầu tư không để ý là dòng tiền.
Ông Phan Dũng Khánh: Vàng tăng không phải là nguyên nhân khiến chứng khoán giảm
Thị trường vàng Việt Nam liên thông chặt chẽ với giá vàng thế giới, song thị trường chứng khoán thì không tương đồng. Vì vậy, nói vàng tăng khiến VN-Index giảm là không đúng. Hai tuần trước, vàng lên giá mạnh nhưng chứng khoán cũng tăng điểm vù vù. Chưa kể, dù vàng tăng song nhu cầu mua vàng tại Việt Nam hiện khá yếu.
Thị trường chứng khoán, theo tôi vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, khả năng từ nay đến cuối năm, VN-Index sẽ còn nhiều phiên giảm sâu. Thị trường sẽ còn “dày vò” nhà đầu tư bằng cách xen lẫn nhiều phiên giảm sẽ có vài phiên xanh để nhà đầu tư nuôi hy vọng, đầu tư chứng khoán giai đoạn này rất rủi ro.
Hiện nay, tất cả quỹ đầu tư, các định chế tài chính lớn đều vẫn đang mua và giữ vàng. Nếu có vắc xin phòng chống dịch bệnh nhưng các nhà đầu tư lớn này vẫn tiếp tục găm giữ vàng thì giá vàng cũng không thể hạ. Mà ngay cả khi các nhà đầu tư lớn bán thì giá vàng cũng không thể giảm ngay mà sẽ giảm từ từ, chỉ khi làn sóng bán lan đến nhà đầu tư nhỏ lẻ thì giá vàng mới bắt đầu giảm.
Vậy theo ông, nhà đầu tư có nên mua vàng lúc này?
Từ năm 2018, tôi đã rất nhiều lần khuyến cáo nhà đầu tư mua vàng. Còn hiện nay, tôi cho rằng, những người đang nắm vàng thì nên giữ, còn những người chưa có vàng thì nên đợi nhịp giảm rồi mới mua thêm. Giá bán vàng được các nhà vàng đẩy tăng rất nhanh, song giá họ mua vào lại tăng rất chậm, nên nếu đầu tư ngắn hạn, nhà đầu tư vẫn nguy cơ lỗ nặng.
Rất có thể, trong vòng vài tuần tới, giá vàng sẽ giảm song chỉ giảm tạm thời. Theo dự báo của tôi, giá vàng sẽ còn tăng mạnh, ít nhất vài ba năm tới, với những lý do như đã phân tích ở trên. Hiện vàng là tài sản có tính thanh khoản cao nhất thế giới.

-
Chính phủ họp về tín dụng, NHNN báo cáo các lĩnh vực hút vốn nhiều nhất 11 tháng -
Thêm loạt ngân hàng giảm lãi suất huy động, tiền gửi rẻ chưa từng có -
Sacombank tri ân khách hàng mừng sinh nhật lần thứ 32 -
Làm thế nào để chặn tín dụng "đen" bùng phát cuối năm? -
Lãi suất cho vay tiêu dùng: Cần có quy định mức trần -
Tín dụng đến 22/11 mới tăng 8,21%, riêng Hà Nội tăng 13,8% -
Chính thức phân bổ thêm room tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 1/12
-
2 Bất động sản Việt Nam lọt "mắt xanh” của các nhà đầu tư châu Á
-
3 “Bà trùm” Trương Mỹ Lan phù phép rút ruột cả triệu tỷ đồng từ SCB - Bài 3: Tầng 39 bí ẩn và mật mã trên hồ sơ vay tiền
-
4 HoREA đề nghị loạt giải pháp gỡ khó, Hiệp hội ngân hàng khẳng định không cho vay bằng mọi giá
-
5 Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ - Bài 4: Cơ hội trở thành “con hổ mới”
-
Bảo hiểm PJICO được A.M Best xếp hạng năng lực tài chính “aaa.VN” cao nhất Việt Nam
-
Bia Saigon và sứ mệnh nâng tầm vị thế thương hiệu bia của người Việt
-
Epson ra mắt Trung tâm giải pháp văn phòng mới hiện thực hóa đầu tư bền vững
-
Bí Kíp Vàng – Tự hào 5 năm đồng hành cùng nông dân Việt Nam trên nền tảng số
-
AB InBev giữ vững sức hút Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
-
Generali duy trì đà tăng trưởng liên tục trong hoạt động kinh doanh