Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Chuyển nhượng tài sản nợ xấu theo Nghị quyết 42 đang dang dở sẽ được tiếp tục thực hiện
T.L - 15/01/2024 07:15
 
Nghị quyết số 42/2017/QH14 đã hết hiệu lực từ cuối năm 2023. Tuy vậy, dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đề nghị các giao dịch chưa xử lý xong được tiếp tục áp dụng điều 10 Nghị quyết 42 từ 1/1/2024 đến khi xử lý xong.
TIN LIÊN QUAN

Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) quy định chuyển tiếp đối với Nghị quyết số 42/2017/QH14 (Điều 210).

Cụ thể, theo Khoản 6 Điều 210, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là dự án bất động sản đã được thu giữ theo quy định tại Điều 7 của Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng hoặc đang thực hiện thủ tục chuyển nhượng theo quy định tại Điều 10 của Nghị quyết số 42/2017/QH14 trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa xử lý xong thì được tiếp tục áp dụng quy định tại Điều 10 của Nghị quyết số 42/2017/QH14 từ ngày 01/01/2024 cho đến khi xử lý xong.

Đặc biệt, hiệu lực thi hành của Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi là từ 1/1/2025 song riêng quy định trên (Khoản 6 Điều 210) sẽ có hiệu lực thi hành từ 15/3/2024 (do Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua).

Việc quy định trên có hiệu lực thi hành sớm hơn là để giúp các tổ chức tín dụng thuận lợi trong xử lý các tài sản nợ xấu đang trong quá trình chuyển nhượng. 

Cũng liên quan đến luật hóa Nghị quyết số 42/2017/QH14, nhằm đảm bảo đồng bộ với các luật có liên quan về lĩnh vực tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, thi hành án hình sự, xử lý vi phạm hành chính, thuế… dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) lần này đã bãi bỏ một loạt quy định về: Thủ tục thu giữ tài sản bảo đảm; Kê biên tài sản bảo đảm của bên phải thi hành án; Hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự, vụ việc vi phạm hành chính.

Đồng thời, dự thảo bổ sung quy định tại khoản 3 Điều 200 của dự thảo Luật về chuyển nhượng dự án bất động sản là tài sản bảo đảm để thu hồi nợ thực hiện theo pháp luật về kinh doanh bất động sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Bổ sung tương ứng tại khoản 15 Điều 210 (Quy định chuyển tiếp) để chuyển tiếp đối với các hợp đồng bảo đảm có tài sản bảo đảm là dự án bất động sản được ký kết trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Có ý kiến cho rằng việc luật hóa Nghị quyết số 42/2017/QH14 cần phải xử lý đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, đặc biệt là các luật có liên quan về lĩnh vực tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, thi hành án hình sự, xử lý vi phạm hành chính, thuế…

Tiếp thu ý kiến của ĐBQH và trên cơ sở đề xuất của Chính phủ, UBTVQH xin chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng bỏ các quy định sau tại Chương XII: Thủ tục thu giữ tài sản bảo đảm; Kê biên tài sản bảo đảm của bên phải thi hành án; Hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự, vụ việc vi phạm hành chính.

Đồng thời:

(i) Bổ sung quy định tại khoản 3 Điều 200 của dự thảo Luật về chuyển nhượng dự án bất động sản là tài sản bảo đảm để thu hồi nợ thực hiện theo pháp luật về kinh doanh bất động sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.

(ii) Bổ sung tương ứng tại khoản 15 Điều 210 (Quy định chuyển tiếp) để chuyển tiếp đối với các hợp đồng bảo đảm có tài sản bảo đảm là dự án bất động sản được ký kết trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư