
-
Thu ngân sách nhà nước nửa đầu năm 2025 đạt mức tăng trưởng vượt trội
-
Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Brazil
-
Nửa đầu năm 2025, tăng trưởng của TP.HCM mới đạt 6,56%
-
Nghệ An làm việc với Tập đoàn SK (Hàn Quốc) thu hút đầu tư
-
Sửa đổi quy định về kiểm tra, xác định trị giá hải quan -
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil
Đây là con số được ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Ban Nghiên cứu Tổng hợp, CIEM đưa ra tại Hội thảo “Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng 2021: Cải cách, hội nhập và phát triển bền vững” do CIEM phối hợp với Chương trình Australia Hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform) tổ chức sáng nay, 15/1.
Báo cáo Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng 2021: Đổi mới để thích ứng do cơ quan này phát hành đưa ra 2 kịch bản cho tăng trưởng kinh tế năm 2021. Theo đó, tăng trưởng kinh tế năm 2021 có thể đạt mức 5,98% theo Kịch bản 1, và 6,46% trong Kịch bản 2. Lạm phát bình quân năm 2021 lần lượt đạt 3,51% và 3,78%.
Xuất khẩu cả năm dự báo tăng 4,23% trong Kịch bản 1 và tăng 5,06% trong Kịch bản 2. Thặng dư thương mại dự báo tương ứng ở các mức 5,49 tỷ USD và 7,24 tỷ USD.
![]() |
Hội thảo Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng 2021 (Ảnh: K.T) |
Dự báo của các chuyên gia CIEM được đưa ra dựa trên một số rủi ro trong năm 2021, bao gồm khả năng tiếp cận vắc-xin, rủi ro phục hồi kinh tế không đều ở các thị trường đối tác. Mỹ và EU có thể phục hồi chậm hơn Trung Quốc, ông Dương nhận định.
Bên cạnh đó, xu hướng nới lỏng tiền tệ và giảm giá đồng nội tệ ở nhiều nước khác trong khu vực Châu Á trong bối cảnh Covid-19, cùng với việc gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại ở các nước nhập khẩu cũng là những rủi ro được CIEM đưa ra.
Đối với diễn biến kinh tế Việt Nam, chuyên gia của CIEM cho rằng, ngoài các yếu tố trên, trong năm 2021 có thể chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như: (1) CMCN 4.0 và chuyển đổi số tiếp tục chuyển biến nhanh, ảnh hưởng đến sự phát triển của cả doanh nghiệp và thị trường trong nước Việt Nam; (2) khả năng duy trì các cải cách thực chất đối với môi trường đầu tư - kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, quyết định mở rộng đầu tư của nhiều doanh nghiệp nước ngoài; (3) nhu cầu tiêu dùng trong nước có thể gia tăng nhanh hơn, và doanh nghiệp có thể tập trung hơn đến khai thác thị trường trong nước.
Cuối cùng, dù kỳ vọng nhiều vào tác động tích cực của EVFTA, Việt Nam có thể phải đối mặt với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại, điều tra chống lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ…, không chỉ ở thị trường Mỹ, chuyên gia của CIEM cho hay.
Do đó, các chuyên gia của CIEM nhấn mạnh lại thông điệp cần tiếp tục tập trung vào cải thiện nền tảng kinh tế vi mô và đổi mới hệ thống thể chế kinh tế theo hướng thân thiện hơn với sáng tạo và môi trường, gắn với xử lý hiệu quả những rủi ro trong bối cảnh “bình thường mới”. “Hội nhập, cải cách và phát triển bền vững sẽ không thể tiếp tục đi song song, mà phải “bện chặt” với nhau hơn”, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM nhấn mạnh.

-
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil -
Sẽ có học bổng và tín dụng ưu đãi sau tốt nghiệp cho nhân lực công nghệ cao -
Tháng 10/2025 sẽ trình Quốc hội Dự án Luật Thương mại điện tử -
Tháo gỡ vướng mắc các dự án để tạo đột phá tăng trưởng cho tỉnh Gia Lai -
Đề xuất thay đổi thời gian công bố số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội -
Bộ Công an nói gì về vụ sữa giả HIUP và thực phẩm Ofood? -
Trong năm nay, tất cả thủ tục liên quan đến doanh nghiệp sẽ được giải quyết trực tuyến
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số