
-
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng
-
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số
-
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics
-
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29
-
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách
![]() |
Một đoạn cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. |
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) vừa có công văn gửi Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) về việc giao nghiên cứu, thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư mở rộng tuyến cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây.
Theo CMSC, tại báo cáo số 2252/BC-VEC ngày 14/10/2022 gửi Bộ GTVT, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã phân tích chi tiết về ưu, nhược điểm đối với các phương án thực hiện đầu tư mở rộng tuyến đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây theo yêu cầu của Bộ GTVT.
Tại văn bản này, CMSC đánh giá phương án VEC thực hiện nghiên cứu đầu tư theo hình thức huy động vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác là phương án mang tính thực tiễn và khả thi nhất như: không sử dụng vốn đầu tư công, giảm thiểu áp lực đối với nhiệm vụ chi ngân sách Nhà nước; không tạo xung đột lợi ích (VEC đang chịu trách nhiệm quản lý khai thác, vận hành, bảo trì và thu phí).
Bên cạnh đó, CMSC còn cho rằng, việc tiếp tục giao VEC làm chủ đầu tư mở rộng Dự án sẽ đảm bảo tính đồng bộ của toàn Dự án cũng như thời gian thực hiện đáp ứng được nhu cầu cấp bách hiện nay.
Với những lý do như trên, CMSC đề nghị Bộ GTVT thống nhất với kiến nghị của VEC về phương án đầu tư mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.
Cụ thể, Bộ GTVT chủ trì báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận giao VEC nghiên cứu, thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư mở rộng Dự án đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây theo quy định của Luật Đầu tư.
Dự án có phạm vi từ Km4+000 - Km25+920 (nút giao vành đai 2 TP.HCM đến nút giao với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu), chiều dài khoảng 21,92km. Quy mô đầu tư mở rộng gồm đoạn tuyến từ nút giao vành đai 2 đến nút giao vành đai 3 (Km4+000 -Km8+770) sẽ đầu tư mở rộng với quy mô 8 làn xe; đoạn tuyến từ nút giao vành đai 3 đến nút giao với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (Km8+770 - Km25+920) sẽ đầu tư mở rộng với quy mô 10 làn xe theo quy hoạch.
Khái toán tổng mức đầu tư mở rộng là 14.786,938 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi vay trong quá trình xây dựng). Thời gian thực hiện Dự án dự kiến là từ quý IV/2022 - quý I/2026. Nguồn vốn thực hiện sẽ do VEC tự huy động và các nguồn vốn hợp pháp khác.
CMSC cho biết là đã ban hành Quyết định số 135/QĐ-UBQLV ngày 14/4/2022 phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2022 của VEC trong đó giá trị phê duyệt kinh phí nghiên cứu mở rộng tuyến đường cao tốc TP.HCM - Long Thành – Dầu Giây là 1,3 tỷ đồng.
Trước đó, vào cuối tháng 8/2022, tại công văn số 8995/BGTVT – KHĐT, Bộ GTVT đã chỉ đạo nghị VEC nghiên cứu đầu tư với quy mô 10 làn xe theo quy hoạch. Trường hợp VEC huy động được nguồn vốn để đầu tư, Bộ GTVT ủng hộ phương án VEC thực hiện đầu tư với điều kiện phải có ý kiến thống nhất của Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và nghiên cứu thủ tục đầu tư được quy định tại Luật Đầu tư.
Dự án đường cao tốc cao tốc TPHCM - Long Thành-Dầu Giây giai đoạn 1 có chiều dài 50 km được Chính phủ giao VEC đầu tư.
Trong giai đoạn 1, Dự án được xây dựng với quy mô 4 làn xe, gồm đoạn An Phú - vành đai 2 (Km0 - Km4+514) có bề rộng nền đường 25,5m do UBND TP. HCM đầu tư; đoạn vành đai 2 - Long Thành – Dầu Giây có bề rộng nền đường 27,5m, dài 50 km, do VEC đầu tư xây dựng với tổng mức đầu tư là 20.600 tỷ đồng. Công trình được khởi công ngày 3/10/2009 và hoàn thành ngày 30/6/2016.
Đổi lại VEC được quyền thu phí hoàn trả các khoản vay, bao gồm 1 phần vốn vay ODA trong thời gian 20 năm (thời điểm hiện tại còn 15 năm). Đây cũng chính là nút thắt khiến cho việc mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT hay bán quyền thu phí không thể thực hiện do rất khó bóc tách phần hoàn vốn của VEC và của nhà đầu tư mới.
Theo lãnh đạo VEC, nếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt sớm, việc mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành có thể hoàn thành vào quý III/2026, chỉ chậm hơn 1 chút so với thời gian khai thác sân bay Long Thành.

-
Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nhiều hạng mục quan trọng hoàn thành trong quý II/2025
-
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng
-
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số
-
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics
-
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29 -
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Gỡ vướng cho các dự án, giải phóng nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách -
Hà Nội đầu tư hơn 20.400 tỷ đồng làm 5,15 km đường Vành đai 3 và cầu Tứ Liên -
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Thông xe cao tốc nối Bình Định và Phú Yên đúng dịp 2/9 -
Hà Nội đầu tư hơn 330 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp tuyến đường tỉnh lộ 419
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn