-
Ban hành Thông tư quy định quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai -
Cần giải quyết dứt điểm tình trạng chậm cấp hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc -
Xuất khẩu năm 2025 dự báo sẽ tích cực -
Quảng Trị tìm giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh -
Dấu ấn nổi bật trong xúc tiến thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 -
Quảng Ngãi dự toán thu hàng nghìn tỷ đồng từ tiền sử dụng đất năm 2025
Đại biểu Phạm Văn Hòa tham gia thảo luận. |
Chiều 23/10, tiếp tục Kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận ở hội trường Dự thảo Luật Di sản văn hóa sửa đổi (Dự thảo).
Thảo luận ở Kỳ họp thứ bảy, một trong các vấn đề còn ý kiến khác nhau là có nên lập quỹ bảo tồn di sản văn hóa.
Một số ý kiến nhất trí thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hoá nhằm hỗ trợ kinh phí cho một số hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa; đề nghị cần xác định rõ cơ chế đặc thù cho việc quản lý tài chính của Quỹ. Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị cân nhắc không thành lập quỹ này.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giải thích, Dự thảo quy định quỹ bảo tồn di sản văn hóa để hỗ trợ kinh phí cho một số hoạt động thực sự cần thiết, có tính đặc thù trong bảo tồn di sản văn hóa nhưng ngân sách nhà nước chưa thể đáp ứng được. Như: bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một, thất truyền; bảo quản, tu bổ, phục hồi, bảo vệ và phát huy giá trị di tích; mua, đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản tư liệu, tư liệu quý hiếm về di sản văn hóa phi vật thể có nguồn gốc Việt Nam từ nước ngoài về nước.
Nguồn tài chính của quỹ được hình thành trên cơ sở viện trợ, tài trợ, hỗ trợ, tặng cho của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài và các nguồn tài chính hợp pháp khác; ngân sách nhà nước không hỗ trợ kinh phí đối với các hoạt động của Quỹ. Bên cạnh đó, dự thảo Luật quy định về nguyên tắc, thẩm quyền thành lập quỹ.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề xuất quy định Quỹ bảo tồn di sản văn hóa tại Dự thảo, đã chỉ đạo nghiên cứu kỹ về sự cần thiết, cơ sở pháp lý và thực tiễn; đã rà soát, chỉnh lý, hoàn thiện theo hướng Quỹ chỉ hỗ trợ kinh phí cho một số hoạt động trọng tâm, trọng điểm. Đồng thời, bổ sung quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế về yêu cầu, khả năng huy động nguồn lực, tính hiệu quả, khả thi để thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa ở địa phương. Thực tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế đang thí điểm Quỹ bảo tồn di sản văn hóa với cơ chế quản lý, vận động hỗ trợ bước đầu đạt hiệu quả nhất định.
Nêu ý kiến, đại biểu, Thượng tọa Thích Đức Thiện (Điện Biên) nhất trí thành lập Quỹ Bảo tồn phát triển văn hóa, cho rằng rất cần thiết thành lập quỹ này.
“Dù có những ý kiến cho rằng, đâu đó có những loại quỹ ngoài ngân sách nhà nước đã được thành lập nhưng hoạt động không hiệu quả; có quỹ thành lập ra mà không huy động được nguồn lực xã hội đóng góp cho quỹ, nhưng đối với lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa thì tôi có niềm tin quỹ thành lập ra sẽ phát huy hiệu quả”, Thượng tọa Thích Đức Thiện phát biểu.
Vị đại biểu Điện Biên dẫn số liệu thống kê, cả nước hiện nay có khoảng có hơn 40.000 di tích, hơn 70.000 di sản văn hóa phi vật thể, 15 di sản văn hóa được UNESCO ghi danh và 9 di sản tư liệu…
Tuy nhiên, thực tế cho thấy nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích ở nước ta còn rất thấp so với yêu cầu thực tế. Nhiều di tích, di sản văn hóa đang bị xuống cấp, mai một do thiếu kinh phí duy trì. Ví dụ như di tích Đồng Dương ở Quảng Nam đang trong tình trạng khẩn cấp và cần nguồn lực để khôi phục…
Vì vậy, đại biểu cho rằng, việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa là rất cần thiết, để hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động bảo tồn, tu bổ, phục hồi di sản văn hóa mà ngân sách nhà nước chưa thể đáp ứng được. Quỹ sẽ góp phần bảo vệ, phát huy các giá trị di sản văn hóa, vốn là nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội đất nước.
Để Quỹ bảo tồn di sản văn hóa hoạt động hiệu quả, đại biểu Thích Đức Thiện cho rằng, cần có các cơ chế, chính sách đặc thù như miễn giảm thuế, phí cho các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp cho Quỹ, nhằm thu hút nguồn lực xã hội hóa cho hoạt động của Quỹ. Bên cạnh đó, quá trình quản lý, điều hành và sử dụng Quỹ cần đảm bảo rõ ràng, công khai, minh bạch, để tạo niềm tin cho các nhà tài trợ; Quỹ cần phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, các chuyên gia trong việc thực hiện quy trình trùng tu, tôn tạo, bảo đảm tối đa các giá trị gốc của di tích.
Một số vị đại biểu khác cũng đồng tình việc lập quỹ. Tuy nhiên, theo đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) thì nên cân nhắc việc lập Quỹ. “Hiện nay chúng ta thành lập rất nhiều quỹ. Quốc hội giám sát quỹ tài chính ngoài ngân sách đã khẳng định hoạt động không hiệu quả. Đã có ý kiến rằng nên giảm quỹ tài chính ngoài ngân sách thời gian qua. Nhưng tôi để ý từ khóa XIV tới nay, đã có ý kiến như vậy rồi song các cơ quan trình dự thảo luật phần lớn đều có đề nghị thành lập quỹ và được Quốc hội chấp nhận. Như vậy chúng ta không giảm quỹ mà tăng quỹ. Đây là vấn đề cần cân nhắc”, ông Hòa nói.
Vị đại biểu Đồng Tháp phân tích, quỹ dù không phải ngân sách nhà nước nhưng cũng là nguồn lực của toàn dân, huy động xã hội. Mà khi đề nghị thành lập thì đều nêu lý do chính đáng.
“Thừa Thiên - Huế đang thí điểm Quỹ bảo tồn di sản văn hóa nhưng Huế là di tích đặc biệt, còn quỹ này là quỹ bảo tồn di sản cả nước thì có nên hay không. Đề nghị cân nhắc”, ông Hòa nêu quan điểm.
-
Dấu ấn nổi bật trong xúc tiến thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 -
Quảng Ngãi dự toán thu hàng nghìn tỷ đồng từ tiền sử dụng đất năm 2025 -
Công tác cải cách hành chính tỉnh Quảng Ngãi đạt được nhiều kết quả ấn tượng -
Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2025 -
Xuất nhập khẩu cán đích gần 800 tỷ USD, xuất siêu năm thứ 9 liên tiếp -
Hà Nội siết chặt quản lý tài sản công theo quy định mới -
TP.HCM xác định phải vào "đội hình chính", "đá tiền đạo” trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Four Points by Sheraton Hà Giang chính thức ra mắt
- Giáng sinh đầu tiên của cư dân khu đô thị trung tâm thành phố Cao Bằng
- Khơi mạch nguồn yêu thương
- KPMG công bố Báo cáo CEE 2024: Kết nối công nghệ và con người để nâng tầm trải nghiệm khách hàng
- Agribank và Trung tâm RAR - Bộ Công an ký kết triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên Agribank Plus
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá