
-
Hà Tĩnh dự kiến còn 69 xã, phường sau sắp xếp đơn vị hành chính
-
Quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5
-
Cử tri Quảng Trị - Quảng Bình nhất trí cao với phương án sáp nhập tỉnh
-
Sự cố đường dây 500 kV khiến một số số nhà máy điện dừng đột ngột -
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên điện đàm với Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ
![]() |
Phối cảnh tòa nhà Văn phòng Chính phủ. |
Theo nội dung Nghị định 79/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ có hiệu lực từ 10/10/2022, cơ cấu tổ chức mới của Văn phòng Chính phủ gồm 20 đơn vị, giảm 1 đơn vị so với trước đây.
Cụ thể là: 1- Vụ Tổng hợp; 2- Vụ Pháp luật; 3- Vụ Kinh tế tổng hợp; 4- Vụ Công nghiệp; 5- Vụ Nông nghiệp; 6- Vụ Khoa giáo - Văn xã; 7- Vụ Đổi mới doanh nghiệp; 8- Vụ Quan hệ quốc tế; 9- Vụ Nội chính; 10- Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ; 11- Vụ Theo dõi công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (gọi tắt là Vụ I); 12- Vụ Công tác Quốc hội, Địa phương và Đoàn thể; 13- Vụ Thư ký - Biên tập; 14- Vụ Hành chính; 15- Vụ Tổ chức cán bộ; 16- Vụ Kế hoạch tài chính; 17- Cục Kiểm soát thủ tục hành chính; 18- Cục Quản trị; 19- Cục Hành chính - Quản trị II; 20- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Các đơn vị này là các tổ chức hành chính.
Như vậy, theo cơ cấu tổ chức mới, Văn phòng Chính phủ sẽ không còn Trung tâm Tin học, là đơn vị sự nghiệp duy được quy định tại Nghị định số 150/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ.
Theo điều khoản chuyển tiếp tại Nghị định 79/2022/NĐ-CP, Trung tâm Tin học tiếp tục duy trì hoạt động theo quy định hiện hành cho đến khi Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Cục Quản trị được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ban hành có hiệu lực thi hành.
Cũng theo Nghị định mới này, Vụ I có 03 phòng. Vụ Hành chính có 04 phòng. So với quy định tại Nghị định số 150/2016/NĐ-CP, Vụ I vẫn giữ nguyên số phòng, trong khi Vụ Hành chính giảm từ 05 phòng xuống còn 04 phòng.
Các đơn vị khác là Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ Kế hoạch tài chính không còn cấp phòng.
Văn phòng Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là bộ máy giúp việc của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ có chức năng tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (bao gồm các Phó Thủ tướng Chính phủ) tổ chức các hoạt động chung của Chính phủ, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở, bảo đảm thống nhất, thông suốt, liên tục của nền hành chính quốc gia; kiểm soát thủ tục hành chính; bảo đảm thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cung cấp thông tin cho công chúng theo quy định của pháp luật; bảo đảm điều kiện vật chất, kỹ thuật, hậu cần cho hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

-
Bộ Công an: Tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn dịp lễ 30/4 và 1/5 -
Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam -
Ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải -
Bộ Tài chính cam kết cùng doanh nghiệp FDI xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch -
Thái Bình: 98% cử tri ủng hộ sáp nhập tỉnh và tinh giản cấp xã -
Kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước -
Xem xét trình Quốc hội rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV
-
3 lực đẩy từ phát triển công nghiệp đưa bất động sản Phổ Yên cất cánh
-
Vietfood & Beverage - Propack 2025: Định hình tương lai ngành F&B - Kết nối toàn cầu
-
Hệ sinh thái tiện ích đa tầng - chìa khóa nâng tầm bất động sản thương mại
-
Thêm nhiều lựa chọn xe bus và mini bus cho các công ty lữ hành mùa cao điểm du lịch
-
Chung cư phía Tây TP.HCM tăng sức hút giữa lúc khan hiếm nguồn cung
-
SKYLED Hà Nội - Quảng cáo đồng bộ tạo nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ