
-
Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp “vượt sóng” kinh tế toàn cầu
-
Nới lỏng tiền tệ, lo tín dụng chạy theo “lượng”
-
Chubb Life mở rộng chiến lược tiếp cận và chăm sóc khách hàng
-
Đã có 26 ngân hàng giảm lãi suất, có ngân hàng giảm 7 lần trong1 tháng
-
Vàng thế giới giảm sâu, giá SJC về dưới 102 triệu đồng/lượng -
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không có kế hoạch mở rộng hệ sinh thái
![]() |
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) vừa công bố văn bản lấy ý kiến cổ đông về việc điều chỉnh một số vấn đề quan trọng của ngân hàng gồm: điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa và thay đổi phương án phát hành cổ phiếu. Ngày cho ý kiến và gửi phiếu lấy ý kiến về ngân hàng cuối cùng là ngày 15/7.
Theo đó, ngoài việc muốn điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa lên mức 5% (hiện là 0%), thì SeABank cũng xin ý kiến cổ đông thông qua phương án phát hành 181,3 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu thay vì phát hành riêng lẻ.
Trước đó, ĐHĐCĐ thường niên SeABank năm 2021 thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 16.598 tỷ đồng bằng 4 cấu phần: trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 9,12%; phát hành ESOP 23,5 triệu cp; phát hành cho cổ đông hiện hữu 136 triệu cp (tỷ lệ 11,25%) và phát hành riêng lẻ tối đa hơn 181 triệu cổ phiếu cho các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước có tiềm lực tài chính, đủ điều kiện trở thành cổ đông.
Ba cấu phần tăng vốn đầu tiên đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Đầu tháng 7/2021, SeABank cũng thông báo đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận hồ sơ phát hành cổ phiếu trả cổ tức và phát hành cổ phiếu ESOP. Theo đó, SeABank sẽ tăng vốn điều lệ lên thêm 2.697 tỷ đồng.
Lý giải nguyên nhân không phát hành riêng lẻ (cấu phần 4) mà chọn phát hành cho cổ đông hiện hữu, HĐQT SeABank giải thích là việc phát hành riêng lẻ không khả thi trong năm 2021 do ảnh hưởng của Covid-19.
Như vậy, với 181 triệu cổ phiếu (tương đương 15% cổ phần lưu hành thời điểm hiện tại) sẽ được phát hành thời gian tới, cổ đông SeABank sẽ nhận “mưa” cổ phiếu giấy.
Giá phát hành chưa được công bố, HĐQT cho biết giá phát hành sẽ không thấp hơn giá trị sổ sách của cổ phần ngân hàng. Thời gian dự kiến phát hành trong năm 2021 - 2022 tuỳ theo quyết định của HĐQT, tình hình thực tế và phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
SeABank chính thức niêm yết hơn 1,2 tỷ cổ phiếu SSB trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vào tháng 3/2021 với giá 16.800 đồng/cổ phiếu và ngay lập tức tăng trần. Chốt ngày 5/7, giá cổ phiếu SSB đứng ở mức 42.200 đồng/cổ phiếu, giảm 0,47% so với phiên trước đó, nhưng tăng tới 110% so với giá đóng cửa ngày đầu tiên chào sàn, tức tăng 2,1 lần chỉ trong hơn 3 tháng.

-
Vàng thế giới giảm sâu, giá SJC về dưới 102 triệu đồng/lượng -
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không có kế hoạch mở rộng hệ sinh thái -
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trên 21.000 tỷ đồng trước thuế năm 2025 -
Agribank có tân Chủ tịch Hội đồng thành viên -
Quý I/2025: Nam A Bank thu về 1.214 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Chuyên gia Hội đồng Vàng thế giới khuyến nghị khi giá vàng vượt 3.000 USD/ounce -
Mỹ áp thuế 46% với Việt Nam: Tỷ giá, tín dụng và lãi suất sẽ ra sao?
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort