
-
Tiến độ 2 dự án cao tốc qua địa bàn TP. Cần Thơ
-
Những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản tại Quảng Ngãi
-
Kiến nghị đầu tư cầu Tân Châu - Hồng Ngự và Tuyến N1 đoạn qua tỉnh Đồng Tháp
-
Cần tới 77.452 tỷ đồng để đầu tư hệ thống cảng biển TP.HCM đến năm 2030
-
Khánh thành dự án 1,3 tỷ USD tại Bình Dương; Bình Định có thêm dự án 52 triệu USD -
Xây cao tốc Mộc Châu - TP. Sơn La vốn 25.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2026-2030
Ba lần điều chỉnh
Được phê duyệt từ năm 2007 theo Hiệp định tín dụng giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 22/11/2007, với 3 hợp phần gồm xe buýt nhanh (BRT); xây dựng đường Vành đai 2 và tăng cường thể chế, Dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trước ngày 31/12/2016 và hiện đang được Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán toàn diện theo đề nghị của chủ đầu tư.
Tuy nhiên, sau 10 năm triển khai, 3 lần điều chỉnh, thay vì giá trị được phê duyệt ban đầu là 452,42 triệu USD, thì tổng mức đầu tư của Dự án chỉ còn 332,599 triệu USD.
![]() |
. |
Tại Dự án, có khá nhiều điểm được dư luận quan tâm, nhưng chuyện giá của những chiếc xe buýt BRT đang được đánh giá là “nóng” hơn cả.
Theo ông Phạm Hoàng Tuấn, Giám đốc Ban Quản lý dự án cho hay, gói thầu đoàn xe được tổ chức đấu thầu quốc tế rộng rãi theo đúng các quy định của Việt Nam và WB.
Liên danh Openasia Equipment Limited - Volvo Bus đã trúng thầu với giá 11.656.061 USD (trong đó đã bao gồm chi phí vận hành, đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí kiểm tra xe và thuế).
Tuy nhiên, do việc thương thảo, đàm phán hợp đồng với nhà thầu không thành công, nên Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội đã phải hủy kết quả đấu thầu.
Sau khi hủy thầu và được sự chấp thuận của WB, việc đấu thầu lần 2 đã được thực hiện lại, cách lần thứ nhất 8 tháng. Đơn vị trúng thầu lần này là Liên danh Công ty cổ phần Thiên Thành An và Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải, với giá trị 176,29 tỷ đồng (tương đương 7,9 triệu USD). Giá trị này đã bao gồm chi phí vận hành, đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí kiểm tra xe và thuế.
Trên thực tế, giá xe buýt BRT do Nhà thầu Công ty Ô tô Trường Hải cung cấp theo quyết định phê duyệt trúng thầu khoảng 5,03 tỷ/xe (trong đó giá xe là 4,91 tỷ/xe, còn lại là các chi phí vận hành, đào tạo lái xe và nộp thuế giá trị gia tăng).
Để đảm bảo cho việc vận hành đoàn xe BRT được thuận lợi, sau khi thống nhất với WB và được UBND TP. Hà Nội chấp thuận, gói thầu đoàn xe đã được phép bổ sung thêm một số hạng mục như hệ thống dây cáp tín hiệu và tủ rack, thiết bị lắp đặt trên xe đảm bảo vận hành cho xe BRT; hệ thống đóng, mở cửa tự động giữa nhà chờ và trên xe (hệ thống này được lắp trên nhà chờ)... với kinh phí khoảng 17,7 tỷ đồng.
Các hạng mục bổ sung này đã được Sở GTVT Hà Nội phê duyệt thiết kế, dự toán và được triển khai lắp đặt trên xe và tại các nhà chờ đảm bảo đưa xe BRT vào vận hành đồng bộ.
Nhà cung cấp xe lên tiếng
Trước thông tin về xe bus sử dụng trong dự án BRT có giá bán 5,03 tỷ đồng, cao hơn hẳn so với mẫu xe khách 47 chỗ đắt nhất Việt Nam hiện nay (Hyundai Universe Nobel 410PS, nhập khẩu mới 100%, đời 2016 có giá 4,2 tỷ đồng/chiếc, đã bao gồm thuế VAT), đại diện Công ty Ô tô Trường Hải cũng đã đưa ra những giải thích khá rõ ràng.


Theo ông Mai Phước Nghê, Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh xe tải, xe bus, thì sự khác biệt về giá bán này là do những mẫu xe thuộc dự án BRT (và xe khách ví dụ như trên) có nguồn gốc xuất xứ, chủng loại sản phẩm và các thông số kỹ thuật khác hẳn nhau.
Xe bus BRT do Trường Hải cung cấp có động cơ nhập khẩu từ hãng Hino (Nhật Bản), đạt tiêu chuẩn Euro III; hệ thống kỹ thuật riêng biệt (cửa mở bên trái, cơ cấu bậc tự động tiếp cận nhà chờ, số chỗ ngồi khác nhau 26 chỗ ngồi và 64 chỗ đứng, hệ thống khung gầm thiết kế khác nhau...).
Việc sản xuất xe khách số lượng lớn và sản xuất xe bus BRT theo đơn đặt hàng với số lượng ít cũng khiến cho giá thành của xe khác biệt.
Cũng theo Ban Quản lý Dự án, bởi sử dụng vốn vay ODA của WB, nên các hợp phần trong Dự án, ngoài việc thực hiện theo các quy định của pháp luật Việt Nam, còn phải tuân thủ theo các quy định và thông lệ quốc tế cũng như chịu sự giám sát chặt chẽ, thường xuyên của WB. Hiện Dự án cũng đang được Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán toàn diện theo đề nghị của chủ đầu tư, góp phần đánh giá tổng thể hiệu quả của Dự án đối với hoạt động giao thông của Thủ đô Hà Nội.

-
Khánh thành dự án 1,3 tỷ USD tại Bình Dương; Bình Định có thêm dự án 52 triệu USD -
Xây cao tốc Mộc Châu - TP. Sơn La vốn 25.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2026-2030 -
Xây dựng Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ tại tỉnh Nghệ An -
Thành lập Ban chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng -
Quy định 13 ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công -
Tập đoàn Vingroup đề xuất dự án điện gió gần bờ tại Quảng Bình -
Thành phố Hải Dương tạm dừng triển khai 14 dự án đầu tư công
-
Vinmec được vinh danh là Hệ thống y tế của năm
-
Cà Mau dẫn đầu bảng xếp hạng đánh giá thực hiện hiệu quả các FTA
-
FTA Index là động lực thúc đẩy địa phương tối ưu hóa cơ hội từ các FTA
-
Năm thứ 2 liên tiếp VPBank NEOBiz được vinh danh là Ứng dụng Ngân hàng tốt nhất
-
Uuviet Solutions và dự án 18.000 tỷ đồng: Bước tiến mạnh mẽ tại thị trường Hà Nội.
-
Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm Giải pháp HVAC cho Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội