Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Cơ hội hiện còn lớn hơn cả khi gia nhập WTO
Khánh An - 04/02/2014 20:30
 
Năm nay, nền kinh tế thế giới và Việt Nam vẫn loay hoay trong câu chuyện phục hồi, gồng mình trước vô vàn rủi ro tiềm ẩn, thậm chí có thể phát sinh lớn hơn như nợ công châu Âu, ở Mỹ vẫn chưa xong, trong khi rủi ro mới tại các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ… gia tăng. >>> GDP bình quân đầu người và vị thế đất nước >>> Tạo cơ chế để xuất hiện nhiều người dám làm, dám chịu >>> Nền kinh tế đột phá sau năm 2014

Việt Nam vẫn đang dang dở trong quá trình ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi tăng trưởng, với những tồn tại mang tính cơ cấu, nền tảng của nền kinh tế.

Ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế  Trung ương

Ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế
Trung ương

Nhưng chính trong lúc này, tôi lại muốn nói nhiều về cơ hội, thậm chí là cơ hội lớn khi mà so với năm 2007 - thời điểm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng với vô vàn cơ hội và thách thức. Nếu chúng ta bỏ qua cơ hội này, thì sẽ không bao giờ có lại được.

Cuối năm 2007, tôi đã viết một bài về kinh tế Việt Nam với câu hỏi trên tít: “Tiềm năng bật dậy hay sự bùng phát nhất thời?”.

Tôi nhớ tôi đã trả lời câu hỏi này ngay trong bài viết đó là sự bùng phát nhất thời. Nhiều người đã không đồng tình với nhận định này của tôi.

Cũng phải, khi đó cả nền kinh tế Việt Nam đang say men tăng trưởng, hứng khởi với việc gia nhập WTO. Nhưng tôi lại nhìn thấy thách thức khi sự chuẩn bị về thể chế của Việt Nam còn cách xa với yêu cầu của hội nhập.

Điều này thể hiện rất rõ khi nhìn vào việc quản trị dòng vốn ồ ạt chảy vào năm 2007, nhìn vào tư tưởng về sự phát triển và tăng trưởng...

Còn năm 2014, cơ hội đến từ thực tế chúng ta đã nhận ra cái yếu kém và quan trọng hơn là nhận ra ta phải đổi mới, cải cách mạnh mẽ, thiết thực, phải tăng trưởng dựa trên hiệu quả hơn là về mặt nguồn lực, hài hòa hơn về xã hội, thiên nhiên.

Mặt khác, ơ hội, hay là cơ may khi những điều chúng ta muốn thay đổi về tổng thể phù hợp với cách nhìn, cách nghĩ của thời đại, của thế giới, của các hiệp định thương mại tự do với EU, TPP… đang được bàn thảo để đi đến ký kết trong năm 2014.

Trong cuộc chơi với những tiêu chuẩn, đối tác lớn nhất, đẳng cấp nhất, thì những thay đổi của Việt Nam sẽ phải tuân thủ theo những chuẩn mực quốc tế. Đặc biệt, đây là thời điểm Việt Nam trong giai đoạn dân số vàng, sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu, có nhiều người đào tạo cơ bản hơn, bài bản hơn.

Tuy nhiên, giai đoạn dân số vàng chỉ kéo dài 7-10 năm. Thách thức trong năm này cũng rất lớn khi nguồn lực hạn chế, đòi hỏi của xã hội về những kết quả của quá trình tái cơ cấu rất cao, buộc cách thức tương tác giữa Nhà nước với người dân, giữa nhà hoạch định chính sách với thị trường cần phải đàng hoàng hơn, minh bạch hơn và có khả năng giải trình cao hơn.

Chúng ta còn muốn gì hơn nữa nếu như không nhanh tay chớp lấy cơ hội ngàn năm này. Hơn thế, nguồn lực đầu tư tư nhân mà nền kinh tế đang ẩn trong các hình thức khác, chỉ cần có niềm tin để bùng phát… Tôi đang nghĩ về không chỉ tia sáng cuối đường hầm trong cuối năm 2014 - đầu năm 2015, mà cả những tiếng ca rộn ràng…

Tạo cơ chế để xuất hiện nhiều người dám làm, dám chịu
Năm 2013 khép lại với khá nhiều thành tựu ổn định kinh tế - xã hội. Tuy vậy, để ngăn đà tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có xu...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư