-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu
Trong thời gian khó khăn do Covid-19, không ít doanh nghiệp đã tạm gác trách nhiệm với cổ đông, mong sự chia sẻ của cổ đông. |
Mỗi nhà mỗi cảnh
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã rốt ráo tổ chức đại hội đồng cổ đông, từ đó có cơ sở chốt phương án phân phối lợi nhuận. “Không tổ chức thì sao có thể chi trả cổ tức, làm tròn trách nhiệm với các cổ đông”, lãnh đạo của FPT từng giải thích.
Trong Đại hội đồng cổ đông của Haxaco, CEO Đỗ Tiến Dũng nhấn mạnh, đã chuẩn bị đủ tiền, sẵn sàng chi trả cho các cổ đông sau đó. Ngoài củng cổ niềm tin của cổ đông, số tiền cổ tức chi trả còn là nguồn lực để tái đầu tư vào thị trường, nhất là trong bối cảnh khối ngoại vẫn duy trì xu hướng bán ròng, lực cầu phụ thuộc chính vào khối nội.
Tuy nhiên, trong thời gian khó khăn do Covid-19, không ít doanh nghiệp đã tạm gác trách nhiệm với cổ đông, mong sự chia sẻ của cổ đông. Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang từng lên kế hoạch tạm ứng cổ tức tiền mặt (10%) vào ngày 9/4, nhưng sau đó phải ra thông báo lùi ngày thanh toán sang 31/12/2020.
Nhiều doanh nghiệp khác như Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công trình 3, Tổng công ty cổ phần Đường sông miền Nam (Sowatco) hay mới đây là Công ty cổ phần Licogi 13 đã đề nghị được lùi ngày thanh toán cổ tức nửa tháng hoặc vài tháng. Lý do là chưa xoay xở được dòng tiền vì nguồn thu không về đúng kế hoạch, hay thu hồi nợ gặp khó khăn khi xảy ra biến cố bất ngờ.
Tại Đại hội đồng cổ đông tổ chức vào cuối tháng 4 này, Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng không Sân bay Đà Nẵng (Masco) dự kiến trình cổ đông phương án phân phối lợi nhuận với mức cổ tức cao (25,5%), nhưng thời gian thanh toán được đề nghị hoãn lại, chờ khi dịch bệnh được kiểm soát và hoạt động sản xuất của ngành hàng không được phục hồi.
Thanh khoản là yếu tố sống còn
Giữ khả năng thanh toán là bài toán sống còn của mọi doanh nghiệp, nhất khi đối mặt với tình cảnh các nguồn thu sụt giảm, thậm chí về 0 trong những ngày lệnh phong tỏa, giãn cách được áp dụng ở nhiều quốc gia vì sự lan rộng của Covid-19. Và không chỉ những công ty ít tiền mới phải lo co kéo các khoản chi.
Tại Điện Quang, số dư của các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng cuối năm 2019 còn tới 200 tỷ đồng, cao hơn nhiều khoản 34 tỷ đồng dự kiến trả cổ tức cho cổ đông. Tuy nhiên, chính yếu tố phức tạp, khó lường và không thể biết khi nào dịch bệnh sẽ được kiểm soát hoàn toàn là lý do Công ty nhờ đến sự chia sẻ của các cổ đông.
Theo ông Hồ Quỳnh Hưng, Chủ tịch HĐQT Điện Quang, dù đã thắt chặt chi tiêu, tiết kiệm tối đa chi phí, nhưng Công ty vẫn còn các khoản chi khác cần được ưu tiên hơn, đặc biệt là khoản chi cho người lao động, trả cho bên cung ứng để có thể duy trì việc làm cho các nhân viên.
Không ít công ty đang ưu tiên mua vào cổ phiếu quỹ khi giá cổ phiếu đã rơi xuống quá thấp do tâm lý bán tháo của các nhà đầu tư, nhưng cũng ngay lập tức lấy đi một khoản tiền của doanh nghiệp. Theo đó, cổ phiếu MWG của Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động có giai đoạn bốc hơi tới một nửa giá trị.
Chủ tịch HĐQT Thế giới Di động, ông Nguyễn Đức Tài từng đánh giá, đây là thời điểm thú vị để mua vào, nhưng Công ty chỉ xem xét việc mua cổ phiếu quỹ nếu dư tiền, còn hiện tại không phải thời điểm như vậy. Dù số dư tiền mặt của Thế giới Di động không phải con số nhỏ, nhưng Công ty vẫn đang đi vay ngắn hạn để tài trợ cho hàng tồn kho, đảm bảo dòng tiền hoạt động kinh doanh.
Ở thời điểm hiện tại, gói hỗ trợ tín dụng của các ngân hàng đang cho phép doanh nghiệp được giãn thời gian chi trả nợ gốc, đa phần sẽ được hoãn 3 tháng trước, sau mới xét tiếp, nhưng việc giãn nợ có thể kéo dài đến bao giờ thì chưa thể biết chắc chắn. Chưa kể, lãi vay cũng đang lặng lẽ tăng thêm trong khoảng thời gian được hoãn, dù đã được cắt giảm theo chính sách chung.
Cùng với các biện pháp thích nghi để gia tăng nguồn thu trong bối cảnh tổng cầu chung suy giảm, việc tích lũy “đạn dược” để đảm bảo cân đối được dòng tiền cho “trận chiến” cam go phía trước là sự cẩn trọng không thừa.
Cuối tháng 3/2020, tại Chỉ thị 02/CT-NHNN về các giải pháp cấp bách của ngành ngân hàng nhằm tăng cường phòng chống và khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng trước mắt không chia cổ tức bằng tiền mặt như một trong các biện pháp để tập trung nguồn lực giảm lãi suất cho vay.
Việt Nam không phải quốc gia duy nhất đưa ra những yêu cầu trên. Người đứng đầu Cơ quan Quản lý An toàn (PRA) trực thuộc Ngân hàng Trung ương Anh hay Bộ trưởng Tài chính Thụy Điển đã đưa ra lời khuyên hoãn chi trả cổ tức tới các ngân hàng và công ty bảo hiểm. Năm ngân hàng lớn nhất của Anh đã đồng ý tuân thủ, giúp giữ lại một khoản tài chính bổ sung gần 8 tỷ bảng Anh.
-
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025