-
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt
“Quá chậm” là từ mà các chuyên gia kinh tế nhận định về cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020; còn từ “ngủ đông” có lẽ đã đủ để khái quát toàn bộ hoạt động này trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến nay.
Cho dù giai đoạn 2016 - 2020, Chính phủ đã ban hành tới 30 nghị định, 2 nghị quyết; Thủ tướng Chính phủ ban hành 5 quyết định; các bộ, ngành cũng ban hành tới 19 thông tư liên quan đến cổ phần hóa, thoái vốn, nhưng kết quả đạt được rất hạn chế, thậm chí còn không nhiều bằng… số lượng văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành.
Minh chứng là, trong thời gian trên, cả nước chỉ cổ phần hóa được 39 doanh nghiệp (bằng 30% kế hoạch), thu về 22.748 tỷ đồng (bằng 23% giá trị cổ phần nhà nước dự kiến bán). Cũng trong giai đoạn này, Nhà nước chỉ bán được 6.493 tỷ đồng vốn tại 106 doanh nghiệp, tương đương 11% số tiền dự kiến thu được và 30% số doanh nghiệp trong danh mục bán vốn.
Kể từ năm 2021 đến nay, hoạt động cổ phần hóa, thoái vốn đã bị ngưng trệ khi năm 2021 chỉ cổ phần hóa được 4 doanh nghiệp, thoái vốn tại 18 đơn vị.
Riêng từ đầu năm đến nay, chỉ có đúng 1 doanh nghiệp được cổ phần hóa, thoái vốn được 229 tỷ đồng, trong khi Quốc hội giao dự toán năm nay phải thu được ít nhất 30.000 tỷ đổng.
Điều đáng nói là, tất cả doanh nghiệp được thoái vốn và cổ phần hóa từ năm 2021 đến nay đều là những đơn vị đã hoàn tất mọi quy trình, thủ tục từ năm 2020 trở về trước. Như vậy, kể từ khi bắt đầu kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn giai đoạn 2021 - 2025 đến nay, không có doanh nghiệp nào được ghi nhận.
Có quá nhiều nguyên nhân được viện dẫn nhằm lý giải cho thực trạng trên, như văn bản quy phạm pháp luật thay đổi liên tục; những đơn vị nằm trong danh mục thoái vốn, cổ phần hóa có quy mô lớn, thậm chí cực lớn; tình hình tài chính của doanh nghiệp phức tạp; khó xác định giá trị tài sản là đất đai... Ngoài ra, một nguyên nhân cũng rất “thuyết phục” nữa, đó là do... Covid -19.
Thực tế cho thấy, cho dù chịu tác động của Covid-19, bất chấp cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, hay xung đột Nga - Ukraine, thị trường tài chính trong nước những năm vừa qua và thời gian gần đây vẫn khá sôi động, thậm chí còn sốt nóng, khiến cơ quan quản lý nhà nước phải đưa ra cảnh báo. Dễ thấy nhất là tình trạng sốt nóng trên thị trường bất động sản, sự sôi động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán...
Riêng thị trường chứng khoán đã lập hàng loạt kỷ lục mới trong năm 2021, khi Chỉ số VN-Index tăng 36%; vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng 46%; giá trị giao dịch bình quân tăng 258% so với năm 2020; số lượng nhà đầu tư F0 liên tục phá đỉnh.
Trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, năm 2021, các doanh nghiệp đã huy động được 495.029 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu, tăng 23,6% so với năm 2020 (năm 2020 tăng 29% so với năm 2019). Tính chung giai đoạn 2027 - 2021, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng 47%/năm.
Tựu trung, đại dịch Covid-19, thương chiến giữa các cường quốc kinh tế hay xung đột Nga - Ukraine không thể là lý do viện dẫn cho tình trạng “ngủ đông” của hoạt động cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước.
Mục tiêu cải cách, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là làm cho “quả đấm thép” hoạt động hiệu quả hơn, tập trung vào những ngành nghề, lĩnh vực quan trọng đối với nền kinh tế. Cổ phần hóa, thoái vốn được coi là biện pháp quan trọng nhất trong hoạt động tái cơ cấu, nên khi hoạt động này bị tắc, thì tiến trình “thay máu” doanh nghiệp nhà nước cũng bị chậm lại. Chính vì vậy, rất cần những giải pháp căn cơ, đồng bộ trong giai đoạn 2021 - 2025, bắt đầu từ việc sửa đổi toàn diện Luật Đất đai; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước; Luật Quản lý tài sản công. Ngược lại, dù có ban hành bao nhiêu văn bản quy phạm pháp luật, thì hoạt động cổ phần hóa, thoái vốn vẫn tiếp tục “ngủ đông”.
Nếu không có gì thay đổi, vào năm 2023 và 2024, Luật Đất đai; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước; Luật Quản lý tài sản công mới được trình Quốc hội cho ý kiến. Nhưng tiến trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước không thể chờ đợi, vì thế, trong khi chưa kịp sửa luật, thì cần sớm sửa Nghị định số 126/2017/NĐ-CP và Nghị định số 140/2020/NĐ-CP về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần để rút ngắn thời gian, quy trình, thủ tục chuyển đổi và thoái vốn nhà nước.
Ước tính, thời gian cần thiết để thực hiện các bước theo quy định khi cổ phần hóa một doanh nghiệp là 3 - 7 tháng. Đây là khoảng thời gian quá dài, khiến nhà đầu tư không đủ kiên nhẫn để chờ đợi, đành chấp nhận đi tìm cơ hội khác. Như vậy, vấn đề ở đây là phải kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc được xem là nguyên nhân của mọi nguyên nhân khiến tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn bị chậm trong giai đoạn trước, song vẫn còn hiện hữu trong giai đoạn 2021 - 2025.
-
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng" -
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025