-
Bán trên diện rộng, VN-Index giảm hơn 15 điểm trong phiên 10/1 -
Sắc xanh trở lại, lực cầu bắt đáy gia tăng khi VN-Index mất mức 1.240 điểm -
Chứng khoán Navibank (NVS) bị ngắt kết nối 13 phút với HNX trong phiên giao dịch đầu năm -
Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” -
Bình Định mới thoái được 0,01% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định -
Thị phần môi giới sàn HoSE năm 2024: VPS giữ ngôi vương, SSI thu hẹp mạnh “miếng bánh”
VN-Index tăng phiên thứ ba liên tiếp, tiến sát đỉnh cũ
Tiếp đà hưng phấn phiên giao dịch cuối tuần trước, chứng khoán Việt Nam đồng loạt tăng điểm ngay từ đầu phiên. Sắc xanh áp đảo trong phiên, đồng thời, số mã chứng khoán tăng giá cũng chiếm ưu thế. Trên ba sàn, có 579 mã tăng, 42 mã tăng kịch biên độ. Trong khi số mã giảm và giảm sàn lần lượt là 352 mã và 16 mã chứng khoán.
VN-Index đóng cửa tăng 8,26 điểm (0,54%) lên 1.524,7 điểm với 254 mã tăng 187 mã giảm và 61 mã đứng giá tham chiếu. Chỉ số sàn HoSE đang tiến rất gần đến mức đỉnh cũ (1.536 điểm) thiết lập đầu tháng 1/2022. UPCoM-Index tăng 0,48 điểm (0,41%) lên 117,67 điểm. HNX-Index tiếp tục bứt phá tăng trên 1% lên 458,69 điểm.
Sắc xanh áp đảo, chứng khoán Việt Nam tăng điểm phiên thứ ba liên tiếp
Trên sàn HNX, hai cổ phiếu ngành bất động sản – xây dựng gồm HUT và IPA lần lượt tăng 6,15% và 7,25% góp nhiều điểm tăng nhất. Với quy mô vốn hóa lớn và giá tăng mạnh, cổ phiếu chứng khoán gồm MBS và SHS cũng nằm trong top 5 dẫn dắt xu hướng tăng của HNX-Index.
Còn trên sàn HoSE, nhóm cổ phiếu dẫn dắt chỉ số tăng lại nằm ở các doanh nghiệp sản xuất (GVR, GAS, MSN) và cổ phiếu hai ông lớn bất động sản Novaland (NVL) và Vingroup (VIC). Ở chiều ngược lại, giá cổ phiếu TCB giảm 1,29% và là yếu tố chính kéo lùi chỉ số chung. Dòng phân bón/ hóa chất giao dịch tiêu cực. Cổ phiếu ba ông lớn của ngành gồm DPM, DGC và DCM đều nằm trong top 10 cổ phiếu tác động tiêu cực đến chỉ số.
Dòng tiền tham gia vào thị trường tiếp tục duy trì ở mức cao. Giá trị giao dịch trên ba sàn đạt gần 31.459 tỷ đồng, xấp xỉ bằng phiên cuối tuần trước. Trong đó, giá trị khớp lệnh đạt 29.537 tỷ đồng, tăng 0,46% so với phiên trước. Các cổ phiếu giao dịch sôi động nhất là GEX, DXG, VPB, VND, DPM. Trong khi GEX, VPB và VND hút dòng tiền khi giá cổ phiếu giao dịch tích cực, cổ phiếu của Đất Xanh và Đạm Phú Mỹ lại bị bán mạnh từ áp lực chốt lời. Phiên giảm 6,24% hôm nay đã đánh bay thành quả tăng giá cổ phiếu DXG trong hai tuần qua. Hơn 22 triệu đơn vị cổ phiếu DXG được sang tay với giá trị giao dịch đạt gần 1.020 tỷ đồng.
Khối ngoại mua ròng nhẹ hơn 27 tỷ đồng, đánh dấu phiên thứ năm liên tiếp mua ròng trên thị trường cổ phiếu Việt Nam. VNM tiếp tục là cổ phiếu được mua vào nhiều nhất (hơn 121 tỷ đồng). Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài cũng chi ròng 80 tỷ đồng mua chứng chỉ quỹ ETF DCVFMVN DIAMOND và hơn 53 tỷ đồng giải ngân cổ phiếu DGC. Trong khi đó, HPG, NVL, E1VFVN30 bị bán ròng.
Cổ phiếu chứng khoán dậy sóng, hàng đầu cơ tiếp tục được “giải cứu” tăng trần
Phiên giao dịch hôm nay ghi nhận sự trở lại ấn tượng của dòng chứng khoán. VND, FTS, CTS, AGR… tăng kịch biên độ. Hầu hết các cổ phiếu đều tăng trên 3%. Không riếng sự bứt phá về điểm số, dòng tiền cũng đang hướng về các cổ phiếu này sau quãng dài không được chú ý. CTS, FTS và VND đều ghi nhận khối lượng giao dịch gấp 2-3 lần khối lượng bình quân 20 phiên gần đây.
Nhóm cổ phiếu họ FLC cũng gây sự chú ý. Trái với tình cảnh dư bán sàn chất đống và “trắng” bên mua cách đây một tuần, FLC cùng các cổ phiếu liên quan như ROS, ART, AMD, HAI… đều đóng cửa tăng kịch biên độ và còn dư mua cuối phiên. Khối lượng khớp lệnh khá cao, như ghi nhận gần 13 triệu cổ phiếu khớp lệnh thành công. Phiên liền trước đó, đã có hơn 100 triệu cổ phiếu FLC được giao dịch thành công. Số lượng cổ phiếu khủng trên sẽ về tài khoản nhà đầu tư vào phiên thứ Tư (6/4).
Sấc xanh phủ rộng khá nhiều nhóm ngành trong phiên hôm nay. Tuy nhiên, đây lại là ngày giao dịch tiêu cực của nhóm phân bón. Cổ phiếu nhóm này đồng loạt giảm giá. riêng DPM và BFC giảm sàn. Trong nhóm cổ phiếu bất động sản, giao dịch khá tích cực ở nhóm vốn hóa lớn. Tuy vậy, áp lực bán ra lại mạnh ở cổ phiếu vốn hóa nhỏ và vừa như DXG, CII, HQC…
-
Sắc xanh trở lại, lực cầu bắt đáy gia tăng khi VN-Index mất mức 1.240 điểm -
Chứng khoán Navibank (NVS) bị ngắt kết nối 13 phút với HNX trong phiên giao dịch đầu năm -
Cổ phiếu NLG “bốc hơi” 10% sau một tuần Nam Long hé lộ kế hoạch tăng vốn -
Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” -
Bình Định mới thoái được 0,01% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định -
Thị phần môi giới sàn HoSE năm 2024: VPS giữ ngôi vương, SSI thu hẹp mạnh “miếng bánh” -
Quỹ đầu tư “cân não” cho chu kỳ mới
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả