
-
Hàn Quốc đề xuất ngân sách bổ sung 8,5 tỷ USD nhằm bình ổn giá, hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt
-
Lào khuyến khích trồng sầu riêng quy mô lớn
-
"Cú đấm thép" thuế quan của ông Trump có hiệu lực, thế giới lún sâu vào thương chiến
-
Tài sản của Elon Musk "bốc hơi" gần 135 tỷ USD từ đầu năm
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước -
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
![]() |
Cổ phiếu Alibaba niêm yết tại Hong Kong rớt giá 4,77% vào cuối ngày giao dịch 17/8. Ảnh: AFP |
Chứng khoán Trung Quốc giảm sâu nhất khu vực
Cổ phiếu nhà phát triển game trực tuyến Tencent để mất 4,14% vào cuối phiên chiều 17/8, trong khi cổ phiếu hai "ông lớn" thương mại điện tử Alibaba và JD.com lần lượt mất 4,77% và 5,16%. Riêng chỉ số Hang Seng Tech giảm 3,13% xuống 6.218,89 điểm.
Những cổ phiếu công nghệ trên hứng tổn thất sau khi Cơ quan quản lý thị trường Trung Quốc công bố dự thảo các quy định mới nhằm ngăn chặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trên môi trường internet.
Theo dự thảo quy định, các nhà mạng không được cung cấp sai dữ liệu, chẳng hạn như số lần nhấp chuột vào một phần nội dung; không được che giấu các đánh giá tiêu cực và chỉ đẩy mạnh các đánh giá tích cực. Bên cạnh đó, các nền tảng internet không được phép sử dụng dữ liệu, thuật toán và các phương tiện kỹ thuật khác để tác động đến lựa chọn của người dùng hoặc các phương pháp khác để kiểm soát lưu lượng truy cập (traffic hijacking).
Chứng khoán Hong Kong hôm nay rơi vào vùng tiêu cực với chỉ số Hang Seng giảm 1,66% xuống 25.745,87 điểm.
Tuy nhiên, đà giảm sâu nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương lại xảy đến với thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục. Cụ thể, chỉ số Shanghai Composite hôm nay trượt 2% xuống 3.446,98 điểm, trong khi chỉ số Shenzhen Component mất tới 2,335% còn 14.350,65 điểm.
Tại Nhật Bản, Nikkei 225 đóng cửa rớt 0,36% xuống 27.424,47 điểm, còn Topix trượt 0,49% và kết thúc ngày giao dịch với 1.915,63 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc hôm nay cũng giảm tới 0,89% xuống 3.143,09 điểm. Nhìn chung, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) giảm mạnh 1,32%.
Cùng đà giảm với khu vực, chứng khoán Australia cũng chìm trong sắc đỏ sau đánh giá triển vọng không chắc chắn của Ngân hàng Trung ương Australia về tình hình kinh tế trong nửa cuối năm. Chỉ số S&P/ASX 200 tại Australia chiều nay đóng cửa giảm 0,94% về 7.511 điểm.
Biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 8 được Ngân hàng Trung ương Australia công bố hôm nay cho thấy cơ quan này đánh giá sự bùng phát của biến thể Delta và các đợt phong tỏa chống dịch "đã gây ra sự không chắc chắn cao đối với triển vọng trong nửa cuối năm 2021".
Chứng khoán Mỹ đêm qua biến động trái chiều. Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 110,02 điểm lên 35.625,40, còn chỉ số S&P 500 nhích 0,26% lên 4.479,71 điểm. Trái lại, chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite lại giảm 0,2% xuống 14.793,76 điểm.
Các nhà đầu tư đang đón đợi số liệu doanh số bán lẻ tại Mỹ trong tháng 7 mà Cơ quan thống kê dân số Mỹ dự kiến công bố trong ngày 17/8. Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế với Dow Jones, doanh số bán lẻ tháng 7 của Mỹ ước giảm 0,3% sau khi tháng 6 đạt được mức tăng đáng ngạc nhiên là 0,6%.
Đô la New Zealand bất ngờ rớt giá hơn 1%
Đồng đô la New Zealand hôm nay giảm hơn 1% xuống mức 1 NZD đổi 0,6929 USD sau khi Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern tuyên bố nước này sẽ bước vào giai đoạn phong tỏa toàn quốc do phát hiện 1 ca nhiễm Covid-19 ở Auckland.
Động thái này diễn ra 1 ngày trước dự kiến Ngân hàng Trung ương New Zealand có thể trở thành ngân hàng trung ương đầu tiên của các nền kinh tế phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương quyết định tăng lãi suất vào ngày 18/8.
Chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác vẫn đang vật lộn để quay lại mốc 92,8 thiết lập gần đây. Đồng yên Nhật hôm nay nhích giá lên mức 109,34 JPY đổi 1 USD, từ mức 109,5 JPY/USD thiết lập hôm qua. Trái lại, đồng đô la Australia suy yếu về 1 AUD đổi 0,7295 USD, so với mức 1 AUD/0,735 USS trong ngày hôm qua.
Giá dầu giao dịch theo giờ châu Á chiều nay tiếp tục đi xuống. Giá dầu thô Brent giao kỳ hạn trượt 0,59% xuống 69,10 USD/thùng, còn giá dầu thô giao sau của Mỹ giảm 0,61% về 66,88 USD/thùng.

-
Giữa sóng gió thuế quan, giới đầu tư tìm "ngách" mới cho các thương vụ M&A
-
Trung Quốc dừng nhập LNG Mỹ, tăng cường nhập khẩu từ Nga
-
Chính quyền Mỹ khởi động kế hoạch mở rộng khai thác dầu khí ngoài khơi
-
Hàn Quốc đề xuất ngân sách bổ sung 8,5 tỷ USD nhằm bình ổn giá, hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt
-
Lạm phát tại Italy tăng cao do giá năng lượng leo thang -
Ukraine sẽ hoàn tất đàm phán, ký thỏa thuận khoáng sản với Mỹ vào tuần tới -
Netflix báo lãi gần 3 tỷ USD, khởi đầu thuận lợi cho năm 2025 -
Tổng thống Trump báo hiệu thuế quan trả đũa Trung Quốc có thể sắp kết thúc -
ECB hạ lãi suất lần thứ bảy liên tiếp -
Microsoft lên kế hoạch cắt giảm nhân sự, tinh gọn bộ máy -
OECD quan ngại trước làn sóng cắt giảm viện trợ nước ngoài
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu