
-
Mỹ công bố Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng
-
Kinh tế Mỹ nguy cơ mắc kẹt trong vòng xoáy lạm phát và suy thoái
-
Công ty năng lượng Phần Lan: Nga sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Helsinki từ ngày 21/5
-
Nhà đầu tư Mỹ nhìn nhận tích cực về môi trường đầu tư của Việt Nam
-
Trung Quốc vẫn nắm "quân bài tẩy" trong chuỗi cung ứng toàn cầu -
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Joe Biden
![]() |
Chỉ số Shanghai Composite nhích nhẹ và kết thúc ngày giao dịch 16/8 với 3.517,34 điểm. Ảnh: AFP |
Doanh số bán lẻ tại Trung Quốc trong tháng 7 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu chính thức được công bố vào ngày 16/8. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,5% mà các nhà phân tích dự đoán trong cuộc thăm dò gần đây của Reuters.
Trong khi đó, sản xuất công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 7 tăng trưởng 6,4%, thấp hơn mức tăng kỳ vọng 7,8%.
Chứng khoán Trung Quốc đại lục đóng cửa trái chiều với chỉ số Shanghai Composite nhích nhẹ lên 3.517,34 điểm, trong khi chỉ số Shenzhen Component giảm 0,712% xuống 14.693,74 điểm. Trên thị trường Hong Kong, chỉ số Hang Seng giảm 0,8% và đóng cửa với 26.181,46 điểm.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 vẫn trượt tới 1,62% xuống 27.523,19 điểm, dù kinh tế Nhật Bản đạt tăng trưởng tốt hơn so với quý I/2021. Đáng chú ý, cổ phiếu của chuỗi kinh doanh bán lẻ Fast Retailing và Tập đoàn công nghệ SoftBank cùng lao dốc hơn 2%. Chỉ số Topix giảm 1,61% xuống còn 1.924,98 điểm.
Kinh tế Nhật Bản trong quý II/2021 tăng trưởng 0,3% so với quý trước, cao hơn mức dự báo tăng 0,2% được các chuyên gia kinh tế dự báo với Reuters.
Trong một diễn biến khác, chỉ số chứng khoán KLCI FTSE Bursa Malaysia giảm 0,34% vào lúc 16:21 (giờ địa phương) sau khi Cung điện hoàng gia nước này xác nhận rằng Thủ tướng Muhyiddin Yassin và Nội các của ông đã đệ đơn từ chức lên Quốc vương vào ngày 16/8.
Chứng khoán Australia cũng nhuốm đỏ khi chỉ số S&P/ASX 200 giảm 0,61% xuống 7.582,50 điểm. Nhìn chung, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) vẫn giảm 0,5%. Thị trường chứng khoán Hàn Quốc ngày 16/8 đóng cửa nghỉ lễ.
Giá dầu giao dịch theo giờ châu Á sụt giảm trong phiên chiều 16/8. Giá dầu Brent giao kỳ hạn rớt 1,63% xuống 69,44 USD/thùng, còn giá dầu thô giao sau của Mỹ giảm gần 2% xuống 67,12 USD/thùng.
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác giảm về 92,538, từ mức 93 thiết lập trước đó. Đồng yên Nhật lên giá và giao dịch ở mức 109,34 JPY "ăn" 1 USD, so với mức trên 110 JPY đổi 1 USD ghi nhận cuối tuần trước. Trái lại, đồng đô la Australia suy yếu xuống mức 1 AUD đổi 0,7338 USD, so với mức cao nhất trước đó là 1 AUD đổi 0,7373 USD.

-
Nhà đầu tư Mỹ nhìn nhận tích cực về môi trường đầu tư của Việt Nam -
Giá trị thực sự của mạng xã hội Twitter là bao nhiêu? -
Liên hợp quốc hạ dự báo kinh tế toàn cầu năm 2022 về mức 3,1% -
Singapore Airlines báo lỗ gần 700 triệu USD -
Các tổ chức tài chính quốc tế tiếp tục hạ triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc -
Fed sẽ không ngần ngại tăng lãi suất đến khi lạm phát "hạ nhiệt" -
Trung Quốc vẫn nắm "quân bài tẩy" trong chuỗi cung ứng toàn cầu
-
Thiết kế năng lượng các công trình xây dựng để tiến gần tới Net Zero năm 2050
-
Doanh nghiệp ngành logistics hợp tác phát triển mô hình One-Stop Shop
-
B2bmart bật mí chương trình Flash Sale khủng đến 49%
-
Mời thầu thi công phần thô, hoàn thiện mặt ngoài dự án Kim Chung - Di Trạch (lần 5)
-
FE CREDIT thưởng nóng 3 tỷ đồng cho đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam
-
Thị trường biến động, kênh đầu tư nào chiếm thế ưu?