-
Giá vàng thế giới "đu tàu lượn", xoá sạch thành quả 4 phiên tăng -
Fideco có gì hấp dẫn VietinBank Capital -
Cổ phiếu điện “bật sáng”, VN-Index tăng gần 7 điểm trong phiên 25/11 -
Ông Donald Trump đắc cử, thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng diễn biến tích cực trong dài hạn -
Quỹ ngoại dồn dập tăng mua REE, “nữ tướng” Nguyễn Thị Mai Thanh rời ghế Chủ tịch -
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam
TIN LIÊN QUAN | |
Thị trường chứng khoán vào giai đoạn chạy đà | |
Dồn dập IPO, hàng nhiều nhưng không lo ế | |
Nguy cơ giảm điểm vẫn hiện hữu | |
Lãi suất giảm, chứng khoán sẽ hút dòng tiền |
Nhận định trên đã gần sát với những diễn biến thực tế trên thị trường. Chỉ số VN-Index bắt đầu quý III đạt 578 điểm và tăng lên đến đỉnh tại ngưỡng 640 điểm vào ngày 3/9, tương ứng với mức P/E là 16,2 lần và tăng 30,7% trong vòng 8 tháng. Sự tăng điểm này đã vượt quá mức được VPBS dự kiến. Và tại thời điểm đó, nhiều ý kiến cho rằng, nhận định của VPBS về một nhịp điều chỉnh là thiếu cơ sở. Nhưng trước khi kết thúc quý III, chỉ số VN-Index đã giảm xuống ngưỡng tâm lý 600 điểm. Sau đó, VN-Index đã giảm sâu hơn, về gần ngưỡng 580 điểm.
Chỉ số VN-Index có thể tiếp tục tăng trong ngắn hạn vì tỷ lệ P/E tiếp tục tăng trưởng |
Chỉ số HNX-Index diễn biến tốt hơn đôi chút. Chỉ số này cũng tăng khá mạnh, từ 78 điểm ngày 1/7 lên ngưỡng đỉnh 90 điểm vào ngày 17/9. HNX-Index được duy trì xung quanh ngưỡng này đến hết tháng và sau đó kết thúc quý tại mức 89 điểm.
Hai động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của các chỉ số là lạm phát thấp hơn kỳ vọng và việc Tổng công ty Khí Việt Nam (GAS, chiếm tỷ trọng vốn hóa lớn nhất trên sàn HSX) ký thỏa thuận với ExxonMobil về phát triển mỏ khí ở TP. Quảng Ngãi. Dường như không có tin tức quan trọng nào dẫn đến nhịp điều chỉnh trong quý III, mà đơn giản chỉ là do yếu tố tâm lý của nhà đầu tư.
Trong khi chỉ số VN-Index đạt được ngưỡng đỉnh ấn tượng tại 640 điểm và VPBS khi đó đã nghĩ sẽ có nhịp điều chỉnh, thì một vài nhà đầu tư cho rằng, sự tăng điểm này chủ yếu do cổ phiếu GAS. Tính đến ngày 30/9, GAS đóng góp 19,4% vào tổng mức vốn hóa của chỉ số VN-Index, khiến cổ phiếu này có ảnh hưởng lớn đến toàn thị trường. Giá cổ phiếu GAS đã tăng 22,8%, từ ngưỡng giá thấp tại 86.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 19/5 lên mức giá cao tại 124.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 28/8, nhưng sau đó giảm xuống mức dưới 110.000 đồng/cổ phiếu.
Thông tin hỗ trợ quá trình tăng điểm ấn tượng đó là do Công ty công bố dự định hợp tác với ExxonMobil để phát triển dự án khai thác và vận chuyển khí đốt tại TP. Quảng Ngãi trị giá 20 triệu USD và dự án điện tại tỉnh Quảng Ngãi. Thực tế, chuyên viên phân tích của VPBS vẫn duy trì khuyến nghị mua đối với GAS, với giá mục tiêu 121.000 đồng/cổ phiếu.
Câu hỏi đặt ra là, liệu phần còn lại của thị trường chứng khoán đã thực sự tăng mạnh, hay sự tăng trưởng vừa qua chủ yếu là do GAS. Theo tính toán của VPBS, nếu loại trừ GAS khỏi rổ các chỉ số của VN-Index, thì trong 8 tháng qua, chỉ số này tăng 19,9% (và tăng hơn 20% kể từ vùng đáy giữa tháng 5 do những căng thẳng trên Biển Đông). Như vậy, nếu loại trừ GAS, mức tăng này dù không quá mạnh, nhưng vẫn rất đáng kể.
Trong quý III/2014 và tính chung kể từ đầu năm, ngành năng lượng có tăng trưởng tốt nhất. Dễ dàng nhận ra rằng, GAS chiếm ưu thế. Một ngành khác cũng tăng trưởng rất tốt tính từ thời điểm đầu năm là công nghệ, do Tập đoàn FPT dẫn đầu. Tuy nhiên, trong quý III, ngành này đã chững lại.
Ngành tiêu dùng, bao gồm các mã có vốn hóa lớn như MSN và Vinamilk (VNM), được giao dịch với hệ số P/E cao nhất (20,1 lần), nhưng lợi nhuận lại giảm. Điều này chủ yếu liên quan đến MSN. Còn VNM được giao dịch với P/E khá cao, ở mức 17,5 lần - tương tự mức giá của các công ty khác trong ngành. Mặc dù doanh thu quý của ngành còn khá khiêm tốn, nhưng hệ số P/E của ngành cao nhờ sự gia tăng của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam và tiềm năng gia tăng chi tiêu tiêu dùng.
Ngành có sự tăng giá thấp nhất tính từ đầu năm tới thời điểm hiện tại là y tế, bao gồm chủ yếu các công ty dược phẩm. Công ty cổ phần Dược Hậu Giang (DHG) là công ty lớn nhất trong ngành. Nhìn nhận tiềm năng lớn của công ty này trong dài hạn, VPBS tiếp tục duy trì khuyến nghị mua với giá mục tiêu 115.000 đồng đối với cổ phiếu này.
Thị trường chứng khoán hưng phấn trở lại () Đà giảm của OGC bị chặn đứng cùng các thông tin tích cực như NHNN hạ trần lãi suất, kết quả kinh doanh quý III của các doanh nghiệp, khối ngoại mua ròng mạnh trở lại trên HOSE đã lấy lại sự hưng phấn cho thị trường trong những phiên cuối tuần. |
Barry David Weisblatt (Giám đốc Khối Phân tích, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS))
-
Fideco có gì hấp dẫn VietinBank Capital -
Cổ phiếu điện “bật sáng”, VN-Index tăng gần 7 điểm trong phiên 25/11 -
Ông Donald Trump đắc cử, thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng diễn biến tích cực trong dài hạn -
Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
Quỹ ngoại dồn dập tăng mua REE, “nữ tướng” Nguyễn Thị Mai Thanh rời ghế Chủ tịch -
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam -
Xử phạt Chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử