
-
Khối ngoại mạnh tay giải ngân tuần đầu tháng 7, VN-Index tiến gần mốc 1.390 điểm
-
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6
-
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan
-
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm
-
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025 -
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn
Đây là những thông tin vừa được chia sẻ tại hội thảo "Ngành Dược Việt Nam - Cơ hội từ thay đổi chính sách" do Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) và CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBankSc) tổ chức vào chiều 14/11.
Theo các chuyên gia, ngành dược phẩm Việt Nam còn tồn tại nhiều điểm yếu như năng lực tài chính thấp, bị động trong nguyên liệu do phải nhập đến 90%, trình độ và kỹ năng R&D còn yếu. Tuy nhiên, với quy mô dân số có thể trên 100 triệu người vào năm 2020, kèm theo nhu cầu thuốc đang tăng nhanh và các chính sách ưu tiên của Chính phủ sẽ khiến ngành này càng trở nên hấp dẫn. Đặc biệt, đối với các công ty nước ngoài khi xu hướng “out sourcing” và M&A của các tập đoàn đa quốc gia ngày càng phát triển mạnh.
Các chuyên gia cho rằng ngành dược Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển mạnh sau khi Luật dược sửa đổi 2016 có hiệu lực. |
“Theo Công ty nghiên cứu thị trường BMI Resarch (Anh), tại Việt Nam khoảng 4,2 tỷ USD dược phẩm đã được tiêu thụ năm 2015, theo đó tiêu thụ bình quân đầu người ở mức 40 USD, gấp đôi năm 2010. Điều này chủ yếu là do sự gia tăng tầng lớp thu nhập cao và sự mở rộng bảo hiểm y tế toàn dân. Tuy nhiên sản lượng thuốc sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 45% nhu cầu (2015), còn lại phải nhập khẩu với giá trị nhập khẩu tăng 16%/năm”, PGS.TS Lê Văn Truyền, chuyên gia cao cấp - nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế nói.
PGS Truyền còn cho biết Luật dược sửa đổi 2016, cụ thể tại điều 7 và điều 8 đã góp phần tăng sự hấp dẫn cho ngành này. Mặc dù Nhà nước chưa cho phép các doanh nghiệp FDI không được phân phối trực tiếp dược phẩm tại Việt Nam nhưng nhiều doanh nghiệp nước ngoài luôn thể hiện tham vọng gia nhập thị trường đầy tiềm này.
“Họ luôn nhờ tôi tư vấn nên mua cổ phần, đầu tư vào doanh nghiệp dược phẩm nào của Việt Nam để có thể bán sản phẩm mà họ sản xuất không phải thông qua trung gian như hiện tại. Bởi các doanh nghiệp nước ngoài có vốn mạnh, sử dụng công nghệ hiện đại vào quản lý bán hàng”, ông Truyền cho biết.
Ngoài ra, việc Chính phủ ban hành một số chính sách hỗ trợ ngành như Nghị định 60/2015/NĐ-CP về việc dỡ bỏ trần sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài được thông qua ngày 26/6/2015. Hay, Luật Dược sửa đổi sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2017, với những chính sách ưu tiên phát triển vùng nguyên liệu, nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế và công nghệ sinh học, sản xuất thuốc trong nước, hoàn thiện hệ thống phân phối... được xem là sẽ mang lại những thay đổi tích cực đến sự phát triển của ngành dược phẩm Việt Nam.
Chia sẻ về động lực và triển vọng tăng trưởng các cổ phiếu ngành Dược, ông Đặng Trần Hải Đăng, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Phân tích VietinBankSc cho biết, theo dự báo của BMI ngành Dược sẽ tiếp tục đạt mức tăng trưởng hai chữ số trong giai đoạn 5 năm tới khoảng 11,8%. Nhóm các cổ phiếu ngành này trong thời gian vừa qua cũng luôn thuộc top những ngành đạt mức tăng tốt nhất. Tính chung 12 tháng trở lại đây, ngành Dược đạt mức tăng xấp xỉ 70%, trong 3 tháng vẫn duy trì mức tăng tốt là khoảng 10% (theo số liệu ngày 8/9/2016).
Dẫn chứng cụ thể hơn, ông Đăng đưa ra con số tổng hợp về kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành 9 tháng đầu năm 2016. Cụ thể, có đến 93,75% doanh nghiệp ghi nhận tăng trưởng doanh thu, 75% ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận sau thuế và 100% các doanh nghiệp niêm yết ghi nhận tăng trưởng về giá cổ phiếu.
Trên thực tế thị phần đông dược đang chiếm thị phần rất nhỏ khoảng 1 - 1,5% với vài doanh nghiệp đầu tư. Trong khi, tỷ lệ sử dụng đông dược được Bộ Y tế dự báo sẽ tăng lên 30% trong vòng 5 năm tới với lợi thế về nguồn nguyên dược liệu khoảng 4.000 loài thảo dược. Do đó, đây cũng sẽ mảng sản phẩm được dự báo là có tiềm năng tăng trưởng lớn.

-
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025 -
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn -
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn -
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn -
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn -
Chứng khoán DNSE thay tướng
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower