-
Cổ phiếu ngân hàng nâng đỡ thị trường phiên 26/12, cổ phiếu YEG của Yeah1 giảm sàn -
TTC Land phát hành trái phiếu để hợp tác đầu tư dự án trọng điểm mới -
WeTalk: Đầu tư gì năm 2025? -
Cổ phiếu Yeah1 giảm sàn sau 7 phiên tăng trần liên tiếp -
VNPAY hợp tác với Ngân hàng số Cake triển khai dịch vụ tài chính số của Cake trên ví VNPAY -
VN-Index tăng mạnh nhất từ đầu tháng 12, lên hơn 1.274 điểm
TIN LIÊN QUAN | |
Lý giải việc DN 'đổ bệnh' trước thời điểm IPO | |
Nhà đầu tư nên xem xét giải ngân | |
Sắp “khai tử” quỹ đầu tư tăng trưởng do ACB quản lý | |
GEM sẽ tung 1.700 tỷ đồng mua 10% cổ phiếu HAG |
VN-Index quay lại đường tăng trưởng dài hạn
Báo cáo Triển vọng thị trường của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS) công bố mới đây cho thấy, trong dài hạn, từ năm 2002 đến 2011, chỉ số VN-Index tăng bình quân 7,7%/năm. Trong 2 năm tiếp theo, chỉ số này đã tăng với tốc độ nhanh hơn, 23,4%/năm. Nhưng bắt đầu từ quý III năm nay, VN-Index đã gần như quay trở lại con đường tăng trưởng dài hạn.
Từ quý III vừa qua, chỉ số VN-Index đã gần như quay trở lại con đường tăng trưởng dài hạn của hơn 1 thập kỷ qua. |
Cụ thể, trong quý III, VN-Index đã quay lại đường dài hạn và P/E giảm từ mức 16,2 lần xuống ngưỡng hợp lý hơn tại 14,8 lần. VPBS dự báo, trong trung và dài hạn, chỉ số này có thể tăng trưởng từ từ.
Lợi suất trái phiếu là nhân tố chính của P/E
Trong 1 - 2 quý tới, VPBS tin rằng, chỉ số VN-Index có thể vượt qua ngưỡng hiện tại. Nguyên nhân chính cho sự tăng giá này đến từ lợi suất trái phiếu. Những phân tích của VPBS cho thấy sự tương quan nghịch chiều rất cao (gần 87%) giữa lợi suất trái phiếu chính phủ 5 năm và P/E của chỉ số VN-Index. Dĩ nhiên, điều đó không hoàn toàn gây ngạc nhiên, khi lãi suất phi rủi ro giảm, giá trị hiện tại của lợi nhuận tăng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ đã giảm đáng kể từ đầu năm do lạm phát thấp hơn kỳ vọng và sự thiếu hụt những công cụ đầu tư sinh lời khác cho ngân hàng. Trong quý IV, lạm phát có thể tiếp tục thấp, nhưng tăng trưởng tín dụng sẽ được cải thiện. Vì thế, có thể xuất hiện những áp lực tăng lợi suất trái phiếu. Tuy nhiên, VPBS vẫn kỳ vọng lợi suất duy trì ở mức thấp và P/E duy trì ở mức cao. Tỷ lệ P/E ở mức 15,5 - 16 lần sẽ là ngưỡng hợp lý cho chỉ số VN-Index từ nay đến cuối năm dựa vào những điều kiện thị trường được kỳ vọng.
Mặc dù mối tương quan giữa chỉ sổ P/E và lợi suất trái phiếu là khá cao, nhưng chỉ số P/E là một thước đo về kỳ vọng của nhà đầu tư với tăng trưởng lợi nhuận. Áp dụng quy tắc đó thì diễn biến hiện tại không mấy khả quan, vì tăng trưởng lợi nhuận khá thấp. Nếu tăng trưởng lợi nhuận không thể cải thiện, mức lãi suất thấp sẽ cũng không đủ sức để duy trì chỉ số P/E.
Giá cổ phiếu Việt Nam đang ở mức tốt so với các thị trường trong khu vực
Song song với những phân tích về tương quan giữa chỉ số P/E và lợi suất trái phiếu, VPBS cũng xem xét diễn biến tại các thị trường khác trong khu vực. Chỉ số VN-Index của HSX tại thời điểm đầu quý này ghi nhận mức P/E thấp hơn so với các sàn chứng khoán khác trong khu vực, như Bangkok, Jakarta hay Philippines. Sàn Bangkok và Philippines có P/E cao hơn HSX là điều khá hợp lý, vì lãi suất phi rủi ro thấp hơn Việt Nam. Trong khi đó, sàn Jakarta dường như được định giá quá cao.
Trong quý này, khi chỉ số P/E tại HSX đạt mức 16,2, chúng tôi nhận thấy, chỉ số này quá gần với chỉ số tại các sàn Bangkok và Philippines. Tuy nhiên, đến cuối quý, chỉ số đã trở lại mức 14,8. Theo ghi nhận của VPBS, chỉ số P/E tăng nhẹ tại cả 4 sàn giao dịch. Chính vì vậy, có thể thấy, HSX đang đi theo xu hướng chuyển động chung trong khu vực.
Tuy nhiên, những thay đổi về lãi suất trái phiếu chính phủ chỉ ra rằng, HSX thực tế đang thể hiện tốt hơn so với các sàn cùng khu vực. Trong quý III, lợi suất trái phiếu chính phủ 5 năm của Việt Nam giảm tới 180 điểm, của Thái Lan giảm 25 điểm, trong khi của Indonesia và Philippines đồng loạt tăng. Đầu quý III, lợi suất tại Việt Nam thấp hơn Indonesia, nhưng kết thúc quý đã vươn lên mức gần với Thái Lan và Philippines, trong khi chỉ số P/E của Việt Nam cho đến nay vẫn là mức thấp nhất của nhóm này. Điều đó cho thấy, P/E Việt Nam sẽ tăng điểm.
Lợi suất trái phiếu giảm sẽ duy trì giá cố phiếu tới cuối năm 2014
Trong ngắn hạn, từ nay đến hết năm 2014, lợi nhuận doanh nghiệp sẽ giữ vai trò ít quan trọng hơn so với các chỉ số kinh tế vĩ mô. Mức lạm phát thấp và lợi suất trái phiếu ở mức thấp sẽ duy trì dòng tiền chảy vào thị trường cổ phiếu doanh nghiệp và giữ P/E ở mức cao. VPBS dự báo, đến cuối năm, chỉ số P/E ở mức 15,5 -16, tức là chỉ số VN-Index trong khoảng 600 - 620 điểm, với mức thu nhập doanh nghiệp hiện tại.
Barry David Weisblatt (Giám đốc Khối Phân tích, Công ty Chứng khoán VPBank)
-
VNPAY hợp tác với Ngân hàng số Cake triển khai dịch vụ tài chính số của Cake trên ví VNPAY -
VN-Index tăng mạnh nhất từ đầu tháng 12, lên hơn 1.274 điểm -
Chới với cổ phiếu tân binh AIG -
Cổ phiếu bất động sản đồng loạt giảm trong phiên 24/12 -
Yeah1 giải trình cổ phiếu tăng trần 5 phiên do cung - cầu thị trường -
Hai công ty chứng khoán ngoại gặp sự cố kết nối đến HoSE -
HoSE yêu cầu nhà sản xuất "Anh trai vượt ngàn chông gai" giải trình
- ROX Key Holdings được trao giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Vinamilk: “Logo Halal” trên hộp sữa là lời cam kết với người tiêu dùng
- Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
- Tổng đài tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và cá nhân tại Kế toán Anpha
- Có nên lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm không?
- Archi Reenco Hòa Bình được vinh danh Top 200 Doanh nghiệp xuất sắc giải Sao Vàng đất Việt 2024