-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu
Bảng xếp hạng giá trị vốn hóa của 10 công ty ô tô lớn nhất thế giới. Ảnh: Companies market cap |
Giá cổ phiếu bứt tốc tăng hơn 108%
Cổ phiếu VinFast (VFS) đã có thời điểm giảm tới 3 phiên liên tiếp. Thậm chí, có lúc thị giá tụt xuống còn hơn 11 USD/cổ phiếu. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi 180 độ kể từ phiên giao dịch ngày 21/8. Đây là cột mốc đánh dấu phiên tăng đầu tiên kể từ sau phiên chào sàn.
Giá cổ phiếu VinFast trong phiên ngày 22/8. Ảnh: CNBC |
Còn ở thời điểm hiện tại, mọi thứ còn tích cực hơn khi cổ phiếu VFS đang lên như “diều gặp gió”. Trong phiên giao dịch ngày 22/8, mã chứng khoán này hiện có giá 36,72 USD/cổ phiếu, tương đương mức tăng hơn 108%. Đáng chú ý, đã có khoảnh khắc giá cổ phiếu nhảy vọt lên tới 47 USD.
Những tin mừng của VinFast trên sàn chứng khoán đã giúp cho vốn hóa của công ty cán mốc 88,59 tỷ USD. Theo Companies market cap, với con số trên, hãng xe hơi đến từ Việt Nam đang xếp hạng thứ 4 trên thế giới, vượt qua cả các ông lớn như BYD hay Mercedes-Benz.
Tài sản của ông Phạm Nhật Vượng cũng đang tăng “chóng mặt”. Theo Forbes, hiện vị tỷ phú người Việt đang sở hữu 43,7 tỷ USD, giàu thứ 27 thế giới, thứ 5 châu Á và số 1 Đông Nam Á.
Hiện ông Phạm Nhật Vượng đang sở hữu khối tài sản nhiều hơn cả người giàu nhất Hàn Quốc (ông Jay Y. Lee, Chủ tịch Samsung) và Nhật Bản (ông Tadashi Yanai, người thành lập Uniqlo). Tuy nhiên, Chủ tịch Vingroup sẽ cần có thêm 20 tỷ USD nữa để vượt qua người giàu nhất Trung Quốc là ông Zhong Shanshan, nhà sáng lập thương hiệu nước đóng chai Nongfu Spring.
Khoản tài trợ 2,5 tỷ USD từ Vingroup
Đà tăng giá của cổ phiếu VinFast đã khiến các đơn vị truyền thông báo chí phương Tây ngạc nhiên. Mới đây nhất, bà Lê Thị Thu Thủy, CEO của VinFast đã có cuộc trả lời phỏng vấn CNN về những kế hoạch của hãng xe Việt sau khi lên sàn ở Mỹ.
“Chúng tôi luôn có rất nhiều kế hoạch lớn phía trước. Chúng tôi đã niêm yết thành công và tin rằng thị trường chung đang phục hồi và sẽ giúp ích cho VinFast trong việc gọi vốn trong tương lai”, bà Lê Thị Thu Thủy chia sẻ.
Theo lãnh đạo của VinFast, công ty đang nhận được sự giúp đỡ từ công ty mẹ Vingroup với cam kết tài trợ 2,5 tỷ USD. Số tiền này đảm bảo cho công ty có thể hoạt động đến thời điểm hòa vốn và có lợi nhuận.
Hãng xe điện Việt Nam đã có phiên chào sàn ấn tượng tại xứ cờ hoa. Ảnh: VinFast |
“Mỹ là thị trường rất khó khăn và thách thức. Nếu chúng tôi có thể thành công ở Mỹ, chúng tôi có thể xây dựng thương hiệu VinFast và thành công ở bất kỳ nơi đâu”, bà Thủy nhấn mạnh.
Không chỉ vậy, người đứng đầu hãng xe còn cho rằng việc lựa chọn tham gia vào thị trường Mỹ cũng phản ánh sự tin trưởng của VinFast vào một tương lai phát triển mạnh mẽ cho ngành xe điện. Để nâng cao khả năng cạnh tranh, VinFast đang triển khai mô hình kinh doanh hybrid (hệ thống bán lẻ riêng của thương hiệu hợp tác với hệ thống nhà phân phối) với kỳ vọng giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần nhanh chóng hơn.
“Ngoài ra, ở góc độ bao quát, khi thị trường đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ từ xe xăng sang xe điện. Điều này có nghĩa là dư địa phát triển còn rất lớn và thị trường có đủ chỗ cho các thương hiệu xe điện mới. Chúng tôi tin rằng VinFast có thể chinh phục thị trường”, bà Thủy khẳng định.
Chia sẻ thêm về kết quả kinh doanh, bà Thủy cho biết VinFast có 26.000 đơn đặt hàng trên toàn cầu và khoảng 10.000 đơn tại Mỹ. Trong đó, 2/3 đơn đặt hàng ở Mỹ là mẫu xe VF9.
Về bài toán trạm sạc, bà Thủy cho rằng VinFast đang được hưởng lợi từ hệ thống trạm sạc phát triển mạnh mẽ trên đất Mỹ. Bằng chứng là việc các mẫu xe của VinFast có thể dễ dàng kết nối với khoảng 73.000 trạm sạc tại đây. Trong tương lai, con số này có thể tăng cao hơn nữa khi các đối tác của VinFast mở rộng hệ thống trạm sạc của mình.
Trả lời về việc thị trường hiện chỉ ghi nhận khoảng 1% cổ phiếu VinFast đang được giao dịch, bà Thủy cho biết công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu các cơ hội gọi vốn đầu tư tùy theo tình hình thực tế. Số lượng cổ phiếu lớn hơn dự kiến được đưa ra thị trường trong khoảng 6 tháng đến một năm tới.
-
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025