
-
Chứng khoán DNSE thay tướng
-
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm
-
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên
-
Chính sách tài khóa là trụ cột để dẫn dắt tăng trưởng
-
Tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đến hết ngày 31/12/2026 -
Vi phạm hàng loạt quy định, Chứng khoán Việt (Viseco) bị phạt gần 1,2 tỷ đồng
Mở cửa tích cực trong đầu phiên, cả ba chỉ số giao dịch trong sắc xanh ở nửa đầu phiên sáng. VN-Index có thời điểm lên cao nhất 1.462,9 điểm. Tuy nhiên, đồng loạt trên cả ba sàn, thị trường lao dốc từ 10h30 sáng. Giao dịch giằng co một tiếng đồng hồ sau đó nhưng cả ba chỉ số đều kết phiên sáng trong sắc đỏ, thị trường chứng khoán Hồng Kông rơi khá sâu khi “bốc hơi” hơn 1% trong phiên sáng. .
Dù VN30-Index kết phiên sáng tăng 2,32 điểm, VN-Index vẫn giảm 4,56 điểm (-0,31%) về dưới ngưỡng 1.448 điểm. HNX-Index giảm 0,19% về 423,3 điểm. Tương tự, chỉ số sàn UPCoM cũng giảm 0,11% về 106,8 điểm. Sắc đỏ cũng chiếm ưu thế trên thị trường chứng khoán toàn cầu giao dịch sáng nay.
Lực bán mạnh lên từ giữa phiên sáng, dòng ngân hàng không đủ cân thị trường. |
Nhóm ngân hàng là dòng cổ phiếu hiếm hoi tăng giá. Trừ ông lớn Vietcombank giảm 0,41% và TPB đi ngang, các cổ phiếu nhà băng đều tạm đóng cửa phiên sáng tăng giá. Khá nhiều cổ phiếu tăng trên 2% như HDB (+2,54%), STB (+2,63%), TCB (+2,91%), LPB (+3,27%) hay EIB, OCB, NVB đều tăng trên 4%. Sau giai đoạn giao dịch kém tích cực, đây là phiên hiếm hoi cổ phiếu vua này lấy lại sắc xanh. Top 5 cổ phiếu ảnh hưởng tích cực lên VN-Index phiên sáng có tới 4 gương mặt ngành ngân hàng gồm TCB, BID, OCB và MBB. Tương tự, trên sàn HNX, NVB cũng “gánh” thị trường.
Vậy nhưng, nỗ lực tăng điểm của nhóm này không đủ bù cho sự sụt giảm chung. Đến cuối phiên sáng, toàn sàn có 553 mã giảm giá, 10 mã giảm sàn; trong khi số mã tăng chỉ chưa đến 340 mã chứng khoán.
VN-Index đã có thời điểm rơi sâu nhất xuống còn hơn 1.440 điểm. Đáng chú ý là giao dịch đã vọt lên nhanh ở thòi điểm này. Lực cầu bắt đáy vào hấp thụ cổ phiếu và cũng là động lực kéo thanh khoản thị trường tăng cao đột biến. Đến hết phiên sáng đã đạt 29.731 tỷ đồng, mức cao kỷ lục trong lịch sử giao dịch thị trường.
Ngoài hai cổ phiếu đạt mức thanh khoản trên nghìn tỷ đồng là HPG và TCB, dòng tiền lan tỏa tới nhiều mã chứng khoán. Thị trường cũng có cổ phiếu ghi nhận thanh khoản cao đột biến so với bình quân các phiên gần đây.
Phiên giao dịch đầu tuần (1/11), thị trường chứng khoán cũng đã ghi nhận phiên giao dịch với thanh khoản cao thứ hai trong lịch khi giá trị chuyển nhượng trên ba sàn đạt 40.965 tỷ đồng, chỉ thấp hơn phiên 20/8/2021 (48.620 tỷ đồng). Thanh khoản thị trường chứng khoán Việt Nam đã mở rộng nhanh và neo cao vài tháng gần đây.
Ngoài việc thu hút thêm nguồn tiền khi các kênh đầu tư khác như tiền gửi ngân hàng trở nên kém hấp dẫn, cơ sở nhà đầu tư cũng được mở rông. Theo số liệu từ Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, số lượng mở tài khoản mới bùng nổ trong 9 tháng đầu năm 2021, đạt gần 1 triệu, gấp gần 3 lần số tài khoản mở mới của cả năm 2020.

-
Thành viên của Searefico hút vốn ngoại, mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp -
Tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đến hết ngày 31/12/2026 -
Vi phạm hàng loạt quy định, Chứng khoán Việt (Viseco) bị phạt gần 1,2 tỷ đồng -
Góc nhìn TTCK tuần đầu tháng 7: Ưu tiên cổ phiếu vốn hóa lớn -
Tái cơ cấu VN30: Những cổ phiếu nào sẽ được bán ra? -
Thị trường chứng khoán chờ tin tốt -
HoSE chấp thuận niêm yết gần 312 triệu cổ phiếu TAL
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới