-
Hưởng ngân sách đi học vi mạch, bán dẫn, AI mà không phục vụ nhà nước thì phải đền bù -
Thủ tướng yêu cầu kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất -
Thủ tướng yêu cầu sớm trình Chính phủ Nghị định về Quỹ hỗ trợ đầu tư -
Đưa ngành công nghiệp bán dẫn trở thành động lực đột phá mới, giúp Việt Nam vươn mình -
Quảng Ninh xây dựng phương án hợp nhất, sắp xếp tinh gọn bộ máy tổ chức -
Thủ tướng chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia phát triển ngành công nghiệp bán dẫn
"Tình trạng nợ ban hành văn bản quy định chi tiết là một việc cũng đã lâu, chúng ta đã cố gắng và có nhiều các giải pháp, tuy nhiên cho đến bây giờ vẫn chưa giải quyết được triệt để" - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thẳng thắn nhìn nhận sau khi nhận được chất vấn về trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong tình trạng nợ đọng văn bản hướng dẫn.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trong phiên chất vấn sáng 7/11 |
Trước đó, chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) nhắc đến thực trạng còn 13/129 văn bản quy định chi tiết của luật, nghị định đã có hiệu lực pháp luật trong nhiệm kỳ này nhưng vẫn chưa ban hành các văn bản cụ thể, cá biệt có văn bản còn nợ tới 2 năm 9 tháng.
“Nếu chúng ta không giải quyết thì con số 2 năm 9 tháng sẽ kéo dài hơn. Một số văn bản theo đánh giá chất lượng chưa đảm bảo, vừa ban hành thời gian ngắn đã sửa đổi, bổ sung hoặc là không có hiệu lực thi hành do không phù hợp với luật và thực tiễn, hoặc có bất cập, vướng mắc, cản trở sự phát triển”, đại biểu Nguyễn Hữu Thông đặt câu hỏi về trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong vấn đề xây dựng thể chế. Nhưng đại biểu cũng nhắc tới trách nhiệm của các vị bộ trưởng, trưởng ngành trong vấn đề trên.
Đặc biệt, Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (đoàn Bình Dương) đã phải nhắc đến ý kiến phản ảnh của nhiều doanh nghiệp về việc doanh nghiệp làm chậm, làm sai so với quy định của pháp luật, Nhà nước xử phạt chế tài rất nghiêm, nhưng trách nhiệm của cơ quan chức năng trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật thì chưa có chế tài cụ thể và đủ mạnh.
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, theo thống kê của Bộ Tư pháp, còn nợ 12 văn bản đối với các luật, pháp lệnh, nghị quyết đã có hiệu lực pháp luật. Con số này giảm 18 văn bản so với năm 2020, tăng 4 văn bản so với năm 2021 và bằng năm 2022.
“Nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, trong đó có sự chưa chủ động, chưa cố gắng và chưa lường hết trước được các chủ thể trình văn bản của các bộ, các ngành”, Bộ trưởng Long nhấn mạnh.
Cũng phải nói thêm, theo Bộ trưởng Lê Thành Long, nguyên nhân khách quan vẫn là những nguyên nhân cũ. Đó là một số văn bản luật có nhu cầu số lượng văn bản quy định chi tiết khá nhiều. Ví dụ, Luật Kinh doanh bảo hiểm cần đến 37 nội dung ra quy định chi tiết. Một số văn bản khó như Nghị định về Tổ chức đại diện người lao động và thương lượng tập thể đối với Bộ luật Lao động hoặc Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, an ninh mạng.
Nhưng nguyên nhân chủ quan, Bộ trưởng nhấn mạnh, đó là thời điểm có hiệu lực một số luật, nghị quyết được thông qua cho đến lúc có hiệu lực thi hành tương đối ngắn, đặc biệt một số nghị quyết liên quan đến cơ chế chính sách đặc thù cho một số địa phương và một số luật...
“Nói về trách nhiệm, chúng tôi chịu trách nhiệm chung trong việc chậm ban hành các văn bản”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhận trách nhiệm trước Quốc hội.
Về giải pháp, Bộ trưởng báo cáo tiếp tục đề xuất các bộ, ngành trong giai đoạn soạn thảo ngoài việc thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cần tiếp tục cố gắng xác định rõ các nội dung sẽ quy định trong văn bản quy định chi tiết.
Tương tự như vậy, trong quá trình thẩm tra, thẩm định văn bản, Bộ trưởng đề nghị các cơ quan phối hợp chặt chẽ với nhau, có kỹ thuật để làm sao đối với những vấn đề chưa rõ trong luật, nghị quyết của Quốc hội thì chưa nên đề xuất để đưa vào chính sách.
Khi đã có các nội dung rồi thì hạn chế số lượng văn bản bằng cách gộp các nội dung quy định chi tiết tương tự như nhau để quy định trong một văn bản.
Trách nhiệm của việc chậm ban hành văn bản, hệ quả và cuối cùng truy trách nhiệm chính trị, trách nhiệm về chuyên môn, trách nhiệm về hành chính phụ thuộc rất lớn vào con người.
Chính vì thế, Bộ trưởng cho rằng, từ những quy định về kiểm tra, giám sát của Đảng, Bộ Chính trị đã ban hành quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và sắp tới trong công tác xây dựng văn bản. Đây sẽ là một kênh, cùng với giám sát của Quốc hội, sẽ khắc phục được tốt hơn những tồn tại, hạn chế.
-
Đưa ngành công nghiệp bán dẫn trở thành động lực đột phá mới, giúp Việt Nam vươn mình -
Quảng Ninh xây dựng phương án hợp nhất, sắp xếp tinh gọn bộ máy tổ chức -
Thủ tướng chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia phát triển ngành công nghiệp bán dẫn -
Dùng căn cước công dân, thẻ ngân hàng thay vé để đi metro Bến Thành - Suối Tiên -
Thừa Thiên Huế tinh gọn bộ máy, sắp xếp lại các sở, ban, ngành -
Ngày 15/12, sẽ có đủ phôi để cấp giấy phép lái xe cho người dân tại TP.HCM -
Lập Ban chỉ đạo công tác chuẩn bị khai thác Cảng hàng không quốc tế Long Thành
-
1 Xây cầu Đại Ngãi 1 và đường dẫn 7.962 tỷ đồng; Chấp thuận đầu tư khu đô thị 12.000 tỷ đồng -
2 T&T Group nhảy vào hàng không; Sovico phát triển trung tâm dữ liệu; 2 tỷ phú Việt 'bắt tay' tại dự án lớn nhất Đông Nam Á -
3 VN-Index có khả năng chinh phục mốc 1.300 điểm trong tháng 12/2024 -
4 Thống đốc: Tái cơ cấu ngân hàng đang ở giai đoạn chưa từng có tiền lệ -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 14/12
- 200 cửa hàng Jollibee - Hành trình lan tỏa niềm vui đến người tiêu dùng Việt Nam
- Taseco thông báo chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng (kỳ 3)
- Dai-ichi Life Việt Nam vinh dự xếp hạng 55 trong “Top 500 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam năm 2024”
- Trung tâm hỗ trợ K-seafood: Nâng tầm thủy sản Hàn Quốc ra thế giới
- Tôn Nam Kim - Top 10 Nơi làm việc tốt nhất ngành vật liệu xây dựng năm 2024
- Đồng hành phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành quản lý đô thị