Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
COMA sẽ bán 30% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược
Hải Yến - 31/03/2016 10:10
 
Với tổng vốn điều lệ của là 350 tỷ đồng, tương đương 35 triệu cổ phần, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần, Tổng công ty Cơ khí xây dựng (COMA) sẽ bán 10.500.000 cổ phần (30% vốn điều lệ) cho nhà đầu tư chiến lược.

Ban chỉ đạo cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Cơ khí xây dựng (COMA) đang mời các nhà đầu tư quan tâm hợp tác và đầu tư dưới hình thức là nhà đầu tư chiến lược của COMA.

Theo thông tin từ Ban chỉ đạo cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Cơ khí xây dựng (COMA), tổng vốn điều lệ của Tổng công ty là 350 tỷ đồng, tương đương 35 triệu cổ phần, với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần.

Trong đó, Nhà nước sẽ nắm giữ 17.850.000 cổ phần, chiếm 51% vốn điều lệ.

Theo lộ trình, đến năm 2018 tỷ lệ sở hữu nhà nước nắm giữ sẽ giảm xuống 40%.

Lĩnh vực hoạt động chính của COMA là Tổng thầu EPC; Nhà thầu xây lắp; Cơ khí chế tạo: Tư vấn thiết kế, quản lý Dự án...
Lĩnh vực hoạt động chính của COMA là Tổng thầu EPC; Nhà thầu xây lắp; Cơ khí chế tạo: Tư vấn thiết kế, quản lý dự án...

Số cổ phần COMA dự kiến bán cho nhà đầu tư chiến lược là 10.500.000 cổ phần, chiếm 30% vốn điều lệ. 5.340.100 cổ phần, tương đương 15,26% vốn điều lệ sẽ được COMA bán đấu giá công khai tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội và 1.309.900 cổ phần ưu đãi (chiếm 3,74% vốn điều lệ) còn lại sẽ bán cho người lao động.

Lĩnh vực hoạt động chính của COMA là Tổng thầu EPC; Nhà thầu xây lắp; Cơ khí chế tạo: Tư vấn thiết kế, quản lý dự án; Kinh doanh thương mại cho thuê máy móc thiết bị; Hoạt động xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, xuất khẩu lao động.

Phương thức và giá bán cho nhà đầu tư chiến lược, COMA xác định số lượng nhà đầu tư chiến lược tối đa là 3 nhà đầu tư, với thương thức bán cổ phần là thỏa thuận trực tiếp.

Về thời điểm bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, COMA cho biết sẽ tiến hành sau khi thực hiện đấu giá công khai, với giá bán cổ phần không thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất của cuộc đấu giá.

Theo đó, nhà đầu tư chiến lược của COMA phải là các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có năng lực tài chính, có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh lãi 2 năm liền trước khi tham gia là nhà đầu tư chiến lược, ưu tiên các nhà đầu tư có cùng ngành nghề hoạt động với COMA.

Có cam kết bằng văn bản nắm giữ cổ phần tại COMA tối thiểu 5 năm kể từ ngày COMA được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu hoạt động theo Luật doanh nghiệp dưới hình thức công ty cổ phần; Mỗi nhà đầu tư chiến lược đặt mua tối thiểu 1.750.000 cổ phần, chiếm 5% vốn điều lệ; Cam kết bằng văn bản hỗ trợ COMA sau cổ phần hóa về: Chuyển giao công nghệ mới; Đào tạo nguồn nhân lực; Nâng cao năng lực tài chính; Quản trị doanh nghiệp; Cung ứng nguyên vật liệu, thiết bị; Phát triển thị trường; Có cam kết bằng văn bản sau khi là cổ đông chiến lược không thực hiện các giao dịch dẫn đến xung đột lợi ích với COMA và nhà đầu tư khác của COMA;

Nhà đầu tư chiến lược phải chấp thuận phương án sử dụng lao động trong Phương án cổ phần hóa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và cam kết hỗ trợ đào tạo lại người lao động hiện có để đáp ứng được yêu cầu của công việc;  Chấp thuận bằng văn bản thực hiện Phương án sắp xếp doanh nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

COMA chiếm thị phần bằng dự án nhỏ
Trong các đợt IPO năm 2015, nếu nhà đầu tư trông đợi ở COMA với tư cách là một đơn vị truyền thống ngành xây dựng sở hữu nhiều bất động...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư