
-
Hậu niêm yết trên HoSE, cổ phiếu CCC trượt dài
-
Sửa đổ, bổ sung một số quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
-
Livzon Pharmaceutical Group muốn chi hơn 5.700 tỷ đồng sở hữu 64,8% vốn Imexpharm
-
Rộng cửa cho cho thuê tài chính cũng là mở kênh vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
-
Encapital bổ sung thêm cổ phiếu DSE đảm bảo cho lô trái phiếu 100 tỷ đồng -
ACBS dự kiến phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu không có đảm bảo
Từ đầu tháng 10, giá cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup đã tăng 15,5% cho tới trước phiên giao dịch 28/10. Dù giữ được sắc xanh trong phần lớn thời gian, kể từ sau 14h, VIC bắt đầu rơi tự do và đóng cửa tại mức giá 100.200 đồng/cổ phiếu, giảm tới 5,2% so với hôm qua.
Vingroup vẫn giữ ngôi vương nhưng vốn hóa thị trường của tập đoàn này đã “bay hơi” 18.600 tỷ đồng. VIC cũng trở thành yếu tố mạnh nhất kéo tụt VN-Index trong phiên giảm sâu hôm nay bên cạnh các cổ phiếu vốn hóa lớn khác gồm VCB cucar Vietcombank, VHM của Vinhomes hay cổ phiếu của BIDV, Vinamilk…
Trong nhóm cổ phiếu thuộc chỉ số VN-30, 29/30 mã cổ phiếu đều giảm điểm, trong đó giảm mạnh nhất là cổ phiếu HDB (-6,31%), VRE (5,56%) và VIC (5,2%). Duy nhất cổ phiếu SBT của CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa và EIB của Eximbank duy trì được giá đóng cửa hôm qua.
Không riêng cổ phiếu vốn hóa lớn, sắc đỏ cũng phủ rộng trên sàn HoSE. Sàn chứng khoán TP HCM có 15 mã giảm kịch sàn, 264 mã giảm điểm, áp đảo số cổ phiếu tăng giá (43 mã) và số cổ phiếu tăng kịch trần (5 mã). VN-Index đóng cửa ở mức 921,05 điểm, giảm 25,42 điểm (-2,53%) so với hôm qua. Thanh khoản thị trường gia tăng so với phiên trước. Giá trị khớp lệnh của VN-Index đạt 8,249 tỷ đồng, 8,01%. Cùng với các giao dịch thỏa thuận, tổng giá trị đạt 9.019 tỷ đồng. HNX-Index cũng giảm 3,09 điểm (-2,25%) về mức 134,04 điểm và ghi nhận một phiên thanh khoản cao với giá trị giao dịch gần 1.038 tỷ đồng.
![]() |
Chỉ số VN-Index rơi thẳng đứng cuối phiên chiều 28/10 |
Các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trên cả hai sàn. Giá trị bán ròng của khối ngoại trên sàn HoSE xấp xỉ 479 tỷ đồng, trong đó riêng việc bán cổ phần của tập đoàn Masan (MSN) đã giúp khối ngoại thu về 303,2 tỷ. Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài cũng bán ròng mạnh cổ phiếu VRE (57 tỷ đồng) và HPG (55,8 tỷ đồng).
Khối ngoại đã ròng rã bán phiên thứ 26 liên tiếp trên HoSE. Cùng với áp lực bán từ các nhà đầu tư nước ngoài, thông tin một người Hàn Quốc nghi nhiễm Covid-19 theo kết quả xét nghiệm nhanh tại sân bay Narita, Nhật Bản cũng tác động đến tâm lý của các nhà đầu tư. Cá nhân này đã cư trú tại Việt Nam từ cuối tháng 8 và hiện ghi nhận nhiều trường hợp tiếp xúc gần.

-
Rộng cửa cho cho thuê tài chính cũng là mở kênh vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa -
Encapital bổ sung thêm cổ phiếu DSE đảm bảo cho lô trái phiếu 100 tỷ đồng -
Cổ phiếu nhà Vingroup “gánh” thị trường, VN-Index tăng gần 8 điểm -
ACBS dự kiến phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu không có đảm bảo -
Đầu tư và Xây lắp Trường Sơn nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HoSE -
Huy động thành công 780 tỷ đồng, F88 có thêm động lực bứt tốc trước khi lên sàn UPCoM -
Xử phạt Bảo hiểm Hàng không 260 triệu đồng
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số