
-
Tinh thần Đại thắng mùa xuân 1975 tiếp thêm sức mạnh để thế hệ trẻ tiến vào kỷ nguyên mới
-
Lực lượng quân đội Trung Quốc, Lào, Campuchia tham gia diễu binh, diễu hành mừng ngày 30/4
-
Những hình ảnh trang nghiêm, hùng tráng của đoàn diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4
-
Biển người tự hào, xúc động theo dõi lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam
-
Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước -
“Chúng tôi tự hào đã hoàn thành sứ mệnh thu giang sơn về một mối”
Để nền kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng trên 8% trong năm nay và 2 con số trong giai đoạn tới, góp phần hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng vào các dấu mốc 2035 và 2045, không còn cách nào khác, phải dựa vào khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đây không chỉ là lựa chọn, mà còn là “con đường sống còn” của Việt Nam.
Điều này trên thực tế đã được Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định ngay từ khi Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được ban hành vào cuối năm 2024. Và cũng còn một thực tế khác, đó là khi Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030 được ban hành, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo được xác định là một trong những yếu tố quan trọng tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.
Hơn 4 năm qua, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo cũng đã được đẩy mạnh. Nhờ đó, tỷ lệ đóng góp của Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) cho tăng trưởng kinh tế đã gia tăng liên tục. Nếu như giai đoạn 2011-2015, con số này chỉ là 37,5%, thì sang giai đoạn 5 năm (2021-2025), tỷ lệ đó đã cải thiện đáng kể.
Năm 2022, tỷ lệ đóng góp của TFP trong tăng trưởng GDP đã lên tới 43,8%, sang năm 2023 đã tăng lên 44,8%.
Tuy vậy, vẫn còn một khoảng cách khá xa so với mục tiêu 55% trong giai đoạn 2025-2030 mà Nghị quyết 57-NQ/TW đã đề ra. Trong bối cảnh ấy, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chính là “chìa khóa”.
Để duy trì và nâng cao tỷ lệ TFP trong GDP, không còn cách nào khác, Việt Nam phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, khuyến khích đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao hiệu suất lao động cũng như năng lực cạnh tranh quốc gia.
Đó cũng chính là một trong những lý do mà ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW, Chính phủ đã có chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết, với mục tiêu đưa khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số thành ba trụ cột phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Liên tiếp các hội nghị liên quan đến thúc đẩy khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo đã được tổ chức. Mới đây, là Phiên họp thứ nhất, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06. Quan điểm nhất quán một lần nữa được khẳng định, đó là trong bối cảnh hiện nay, phải phát triển đột phá khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đó là lựa chọn, là giải pháp để phát triển nhanh, bền vững. Đây cũng là một động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế, là “con đường sống còn”, nếu muốn đột phá phát triển.
Trong tình hình hiện nay, giải pháp trước mắt - không còn cách nào khác - là phải tháo gỡ về thể chế, chính sách; phải tăng đầu tư cho khoa học - công nghệ; phải đẩy mạnh đào tạo nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển.
Có một câu chuyện lâu nay luôn được nhắc tới trong phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, đó là có chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học hay không? Điểm đáng mừng là Chính phủ sẵn sàng chấp nhận và đang hoàn thiện cơ chế này.
Thủ tục hành chính trong lĩnh vực nói trên cũng đang được nghiên cứu để cải cách, bởi chính Thủ tướng Chính phủ cũng đã nói rõ rằng, với một rừng thủ tục thì sẽ không làm được gì.
Khoản chi của ngân sách nhà nước cho khoa học - công nghệ dự kiến cũng được nâng lên 3%, trước mắt trong năm 2025. Đã có 2% ngân sách (tương đương 51.000 tỷ đồng) để chi đầu tư cho lĩnh vực này. Ngoài ra, 1% chi thường xuyên cũng đang được thu xếp, trước mắt sử dụng từ quỹ dự phòng.
“Cửa” đang mở rộng để Việt Nam có thể thúc đẩy khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Sự hợp tác của các nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực công nghệ tiên phong, bao gồm cả các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) cũng sẽ tạo thuận lợi, giúp Việt Nam có thể bước lên nấc thang cao hơn của chuỗi giá trị toàn cầu.
Trên “con đường sống còn” của mình, bên cạnh nỗ lực của nội tại nền kinh tế, Việt Nam cũng cần lắm những cái bắt tay hợp tác như vậy của các đối tác ngoại.
-
Tinh thần Đại thắng mùa xuân 1975 tiếp thêm sức mạnh để thế hệ trẻ tiến vào kỷ nguyên mới
-
Lực lượng quân đội Trung Quốc, Lào, Campuchia tham gia diễu binh, diễu hành mừng ngày 30/4
-
Những hình ảnh trang nghiêm, hùng tráng của đoàn diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4
-
Biển người tự hào, xúc động theo dõi lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam
-
Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước -
“Chúng tôi tự hào đã hoàn thành sứ mệnh thu giang sơn về một mối” -
Tổng Bí thư Tô Lâm: Từ đại thắng mùa Xuân 1975, Việt Nam sẽ lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới -
Kinh tế Việt Nam - một trong 32 nền kinh tế lớn nhất thế giới -
Thành phố Hồ Chí Minh đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động -
50 năm thống nhất đất nước và nhiệm kỳ lịch sử của Quốc hội -
Cơ đồ và vị thế của Việt Nam sau 50 năm đất nước thống nhất
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025