
-
Xuất khẩu toàn ngành da giày đạt trên 14 tỷ USD
-
Tính ưu đãi thuế, doanh nghiệp phải tách bạch các khoản thu nhập
-
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc: Kinh tế tư nhân gánh vác trọng trách quốc gia
-
PV GAS Vũng Tàu vận hành an toàn, triển khai dự án đầu tư đúng tiến độ -
Miễn thuế 2 năm, tạo động lực cho hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp
![]() |
Bộ Công thương vừa ban hành bộ thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu |
Quyết định 1845/QĐ-BCT được xây dựng trên nền tảng pháp lý vững chắc, bảo đảm tính hợp pháp, đồng bộ và phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Cơ sở pháp lý để ban hành Quyết định được xây dựng dựa trên hàng loạt văn bản quan trọng như: Nghị định số 40/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công thương; các nghị định về kiểm soát thủ tục hành chính như 63/2010/NĐ-CP, 48/2013/NĐ-CP, 92/2017/NĐ-CP; Nghị định 31/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương. Đặc biệt là Nghị định 146/2025/NĐ-CP và Thông tư 40/2025/TT-BCT quy định về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O).
Theo Quyết định 1845/QĐ-BCT, danh mục thủ tục hành chính áp dụng tại cả cấp trung ương và địa phương đã được rà soát và công bố chính thức.
Một thủ tục hành chính hoàn toàn mới được bổ sung là việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O).
Thủ tục này được quy định chi tiết tại Thông tư 40/2025/TT-BCT và Nghị định 146/2025/NĐ-CP, do Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) hoặc tổ chức được UBND cấp tỉnh giao thực hiện.
C/O là chứng từ có vai trò đặc biệt quan trọng trong xuất khẩu, giúp doanh nghiệp hưởng ưu đãi thuế quan trong các hiệp định thương mại tự do.
Quyết định 1845 cũng sửa đổi, bổ sung 35 thủ tục hành chính hiện hành, chủ yếu liên quan đến việc cấp C/O theo các hiệp định thương mại tự do (FTA). Các thủ tục này bao gồm cả mẫu C/O ưu đãi như D, E, AK, CPTPP, RCEP, EUR.1 và các mẫu đặc thù như ICO dành cho cà phê xuất khẩu, DA59 áp dụng với hàng hóa xuất khẩu sang thị trường châu Phi.
Ngoài ra, các thủ tục cấp lại C/O, cấp C/O hỗ trợ, và cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ trong khu vực ASEAN cũng được điều chỉnh, phản ánh nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng phức tạp và đa chiều.
Đặc biệt, các quy trình cấp C/O đã được chuẩn hóa và số hóa. Doanh nghiệp được khuyến khích khai báo hồ sơ qua Hệ thống quản lý và cấp C/O điện tử (eCoSys).
Thời gian giải quyết hồ sơ cũng được rút ngắn đáng kể: 6 giờ làm việc với hồ sơ điện tử đầy đủ và hợp lệ, 2 giờ với hồ sơ giấy hợp lệ, và tối đa 24 giờ nếu gửi qua bưu điện.
-
Công bố loạt thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu -
Doanh nghiệp sốt ruột vì vẫn còn nhiều vướng mắc -
Miễn thuế 2 năm, tạo động lực cho hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp -
Lễ ký kết hợp đồng tư vấn quy hoạch KCN Xuân Quế - Sông Nhạn giai đoạn 1 -
Thêm điểm tựa cho doanh nghiệp từ loạt chính sách mới -
Vietjet là nhà đầu tư tổ hợp bảo dưỡng tàu bay Long Thành vốn 1.543 tỷ đồng -
Xây dụng tiêu chí xuất xứ hàng hóa, chặn gian lận thương mại
-
Mở thẻ VPBiz - Nhận eVoucher LynkiD đến 2 triệu đồng
-
Xuất hiện căn hộ 4 mặt view sông ngay mặt tiền Quốc lộ 13, giá chỉ từ 36,8 triệu đồng/m2
-
StockGuru - AI Advisor đầu tiên được thiết kế riêng cho thị trường chứng khoán Việt Nam
-
Bảo hiểm Liberty tiếp tục ghi dấu ấn tại Giải thưởng Bảo hiểm châu Á 2025
-
Trang trại chăn nuôi an toàn sinh học của chủ đại lý cám tại Phú Thọ
-
Thẻ SeABiz Ultra Cash của SeABank: Lợi ích kép cho doanh nghiệp