Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Công bố quy hoạch Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam
Bảo Giang - 05/06/2014 15:27
 
  Chiều nay, 5/6/2014, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cùng lãnh đạo các địa phương đã chủ trì buổi họp báo công bố quy hoạch phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và Vùng kinh tế trọng điểm Đồng Bằng Sông Cửu Long của Thủ tướng Chính phủ tại TP.HCM
TIN LIÊN QUAN

Phát biểu tại buổi họp báo, ông Vũ Quang Các, Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số  252/QĐ-TTg và Số 245/QĐ-TTg, chính thức phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển của hai Vùng kinh tế trọng điểm, là Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và Vùng kinh tế trọng điểm Đồng Bằng Sông Cửu Long.

  Công bố qiuy hoạch Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam  
  Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông chủ trì họp báo công bố qiuy hoạch Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ngày 5/6  

Trong đó, Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam gồm trung tâm hạt nhân là TP.HCM sẽ trở thành trung tâm dịch vụ tầm cỡ khu vực Đông Nam Á về tài chính, thương mại, du lịch, giao lưu quốc tế.

TP.HCM cùng với các tỉnh Bình Phước; Tây Ninh; Long An; Đồng Nai; Bình Dương; Bà Rịa - Vũng Tàu và Tiền Giang sẽ là vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng cao, bền vững, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước, đóng vai trò cầu nối với khu vực ĐBSCL, Tây Nguyên và kết nối giao thương với Đông Nam Á và thế giới.

Về phát triển kinh tế, Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ hướng tới các mục tiêu chính như, tốc độ tăng trưởng GDP 8 - 8,5% giai đoạn 2011 - 2015; 8,5 - 9% giai đoạn 2015 - 2020 tầm nhìn đến 2030, trong đó công nghiệp và dịch vụ chiếm 95 - 96%GDP.

Về thu hút đầu tư, Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ tập trung thu hút, phát triển các dự án đầu tư công nghệ cao, hướng đến hình thành trung tâm phát triển nhân lực phục Vụ nhu cầu nghiên cứu và phát triển (R&D) của các lĩnh vực công nghệ cao, trong đó tiếp tục phát triển một số dự án trọng điểm như sân bay Long Thành, hoàn tất di dời hệ thống cảng Sài Gòn, phát triển mạng lưới đường cao tốc, xây dựng hệ thống cảng dịch vụ, đón tàu tải trọng lớn tại Bà Rịa - Vũng Tàu...

Về định hướng phát triển đô thị, Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ tập trung phát triển chùm đô thị với TP.HCM là trung tâm và hình thành một loạt các đô thị vệ tinh theo mô hình đô thị công nghiệp dịch vụ phục vụ phát triển công nghệ cao tại Biên Hoà, Long Thành (Đồng Nai); Thủ Dầu Một, thành phố mới Phú Mỹ; Khu liên hợp dịch vụ đô thị tại Bình Dương; đô thị trung tâm du lịch; trung tâm dịch vụ cảng Logistic, trung tâm dịch vụ hậu cần dầu khí tại Bà Rịa - Vũng Tàu; các trung tâm đô thị dịch Vụ, hình thành vùng cây chuyên canh, cây ăn quả, nông nghiệp dịch vụ công nghệ cao tại Long An, Tiền Giang làm cửa ngõ kết nối với Vùng ĐBSCL...

Vùng kinh tế trọng điểm Đồng Bằng Sông Cửu Long gồm Cần Thơ; Cà Mau; An Giang và Kiên Giang sẽ định hướng trở thành vùng trọng điểm sản xuất lương thực, Thuỷ sản, Hoa quả chịu trách nhiệm quan trọng trong bảo đảm an Ninh lương thực Quốc gia và đóng góp lớn vào xuất khẩu nông, thủy sản của cả nước và là trung tâm năng lượng lớn của cả nước với 3 hạt nhân chính là Ô Môn, Cà Mau và Kiên Lương cùng các Mỏ khí Tây Nam.

Đáng chú ý đảo Phú Quốc sẽ trở thành trung tâm giao thương Quốc tế của cả khu vực Nam Bộ và Hạ lưu sông Mê Kông

Về phát triển kinh tế tập trung phát triển các cảng kết nối đường sông với hệ thống cảng biển; nghiên cứu xây dựng nhà máy lọc dầu công suất 2 triệu tấn/năm tại Năm Căn, hoàn thành trung tâm điện lực Ô Môn, xây dựng trung tâm nhiệt điện công suất 4.400MW tại Kiên Lương, Kiên Giang...

Dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ vào khoảng 6,5 triệu tỷ đồng và Vùng kinh tế trọng điểm Đồng Bằng Sông Cửu Long là gần 1,6 triệu tỷ đồng.

Ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, tổng vốn đầu tư nói trên mới chỉ là dự toán và sẽ được huy động bằng nhiều hình thức, như mô hình TPP, xã hội hoá, tăng cường gọi vốn đầu tư nước ngoài...Thứ trưởng Đặng Huy Đông cũng đề nghị các bộ, ngành chức năng, các lãnh đạo địa phưong trong Vùng đẩy nhanh tiến độ thực hiện, chọn lọc các dự án trọng tâm, trọng điểm, đẩy nhanh tiến độ triển khai để sớm đưa quy hoạch vào thực tiễn.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư