-
Hacker gia tăng thăm dò tìm lỗ hổng bảo mật trong hệ thống doanh nghiệp
-
Thêm chế tài chặn nội dung bẩn kiếm tiền trên mạng
-
Lần đầu tiên Việt Nam có công nghệ băng thông rộng tốc độ 10G/s
-
Doanh nghiệp đề xuất được khai thác dữ liệu quốc gia
-
Khắc phục xong sự cố trên nhánh cáp biển AAG -
App VnEdu Connect: Trợ thủ đắc lực của phụ huynh học sinh
Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa đăng công khai trên website bản danh sách nội dung “đã được xác thực” trên mạng (White List) sử dụng cho hoạt động quảng cáo.
Trong lần đầu tiên được xây dựng và công bố, White List gồm danh sách đã được cấp phép của 301 báo, tạp chí điện tử; 1.381 trang thông tin điện tử tổng hợp và 953 mạng xã hội với đầy đủ thông tin về cơ quan cấp phép, số giấy phép, đơn vị được cấp phép, cơ quan chủ quản cũng như tên miền website.
Các đơn vị, tổ chức, cá nhân có thể xem chi tiết White List trên website abei.gov.vn của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (tham khảo tại đây).
![]() |
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, thời gian qua, quảng cáo trên môi trường mạng, đặc biệt là quảng cáo trên các nền tảng xuyên biên giới, bộc lộ nhiều nguy cơ. |
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, thời gian qua, quảng cáo trên môi trường mạng, đặc biệt là quảng cáo trên các nền tảng xuyên biên giới, bộc lộ nhiều nguy cơ khi người quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo không thể đảm bảo quản lý tốt vị trí hiển thị quảng cáo, để cho quảng cáo cài đặt vào các nội dung nhằm nhí, phản cảm, thậm chí là xấu độc, chống phá Đảng, Nhà nước, vi phạm nghiêm trọng khoản 1 Điều 1 Nghị định số 70/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo.
Ngoài ra, dòng tiền quảng cáo được nền tảng xuyên biên giới chia sẻ cho các đối tượng sản xuất nội dung vi phạm pháp luật, qua đó gián tiếp tiếp tay cho hành vi chống phá Đảng, Nhà nước, phát tán tin giả, tin xấu độc trên môi trường mạng.
Trước tình hình đó, trong năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức làm việc với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo, các nhãn hàng lớn, các nền tảng xuyên biễn giới để chấn chỉnh, đồng thời tiến hành kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính nhiều tổ chức, doanh nghiệp vi phạm, nhưng đến nay tình trạng này vẫn chưa được ngăn chặn triệt để.
Vì vậy, để hỗ trợ việc tuân thủ pháp luật quảng cáo trên môi trường mạng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng Danh sách nội dung" đã được xác thực” trên mạng và khuyến nghị các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo, các nhãn hàng xem xét lựa chọn quảng cáo trong “White List” nhằm đảm bảo an toàn thương hiệu, góp phần phát triển hệ sinh thái quảng cáo và nội dung số Việt Nam an toàn, lành mạnh.
Ngoài ra, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo, các nhãn hàng tăng cường rà soát, sàng lọc vị trí cài đặt quảng cáo trên mạng, không để quảng cáo bị gắn vào những trang, kênh, tài khoản, nội dung xấu độc, vi phạm pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 70/2021/NĐ-CP; chấm dứt tình trạng triển khai quảng cáo tràn lan không kiểm soát, dẫn đến việc gián tiếp tiếp tay cho các nội dung xấu độc, vi phạm pháp luật được sản xuất và phát tán trên không gian mạng.
Trong thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường rà soát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp đặt quảng cáo vào nội dung xấu độc, vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo, các nhãn hàng cũng cần chủ động xây dựng Danh sách nội dung “xấu độc” trên mạng của đơn vị mình (gọi tắt là “Black List") để loại trừ quảng cáo.
Bộ Thông tin và Truyền thông giao Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử là đầu mối tổng hợp các trang, kênh, tài khoản “xấu độc” được cơ quan chức năng phát hiện trong quá trình rà soát, xử lý thông tin vi phạm trên mạng, gửi tới các nhãn hàng và doanh nghiệp để tham khảo áp dụng.

-
Công nghệ sinh trắc khuôn mặt của VNPT "gây bão" tại Asia Tech X Singapore 2023
-
Hacker gia tăng thăm dò tìm lỗ hổng bảo mật trong hệ thống doanh nghiệp
-
Câu hỏi gửi tư lệnh ngành khoa học và công nghệ: Tư nhân đã tăng R&D, sao nhà nước vẫn ỳ ạch
-
Lần đầu tiên tổ chức Tuần lễ NASA tại Đông Nam Á, Việt Nam được chọn
-
Hanel giới thiệu dịch vụ an toàn thông tin mới nhất tại Vietnam Security Summit 2023 -
"Nghĩ khác, làm khác", cách người Viettel làm nên thương hiệu lớn -
Thống nhất quản lý hoạt động đổi mới sáng tạo -
Mua bán - sáp nhập lĩnh vực công nghệ: Tích lũy chờ bùng nổ -
Chào hè sang, bạt ngàn ưu đãi với các gói cước Home Internet tốc độ cao từ VNPT -
Đưa chế tài quản lý dịch vụ OTT viễn thông, điện toán đám mây vào luật -
Thêm chế tài chặn nội dung bẩn kiếm tiền trên mạng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/6
-
2 Phát hành trái phiếu 5 tháng giảm 70%, thêm nhiều doanh nghiệp đạt thỏa thuận cơ cấu nợ
-
3 Cải cách giá điện mới mong thu hút được vốn
-
4 Đang có cách hiểu chưa đúng về cho vay đặc biệt
-
5 Duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc, vốn 420.000 tỷ đồng
-
Vinamilk mở rộng thị trường quốc tế với 2 hướng đi mũi nhọn
-
10.000 quà tặng tiền mặt dành cho khách hàng gửi tiết kiệm tại PVcomBank
-
Kusto Home thắng hàng loạt giải thưởng tại Asia Pacific Propety Awards 2023
-
Đầu tư xây dựng hạ tầng tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Tiềm năng lớn để phát triển kinh tế khu vực
-
Người Việt lạc quan hơn về tài chính, nhưng vẫn lo ngại về sức khỏe
-
Tránh bẫy mạo danh Nha Khoa Kim lừa đảo