Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Công cụ nghiên cứu, tư vấn chính sách mới cho hoạt động đầu tư
Bích Thủy - 02/08/2019 14:20
 
Cùng với sự cải thiện về chính sách đầu tư, các nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ được tiếp cận mô hình nghiên cứu tư vấn mới toàn diện nhất về chính sách đầu tư tại Việt Nam, góp phần tăng hiệu quả đầu tư cho doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.
Hiệp hội sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư tăng cường tiếp cận những chính sách, pháp luật về đầu tư một cách toàn diện nhất.
Hiệp hội sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư tăng cường tiếp cận những chính sách, pháp luật về đầu tư một cách toàn diện nhất.

Ngày 7/8, Hiệp hội Nghiên cứu, tư vấn về chính sách, pháp luật cho hoạt động đầu tư tại Việt Nam sẽ ra mắt. Đây là mô hình đầu tiên tại Việt Nam, kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp (DN), cũng như việc xây dựng và thực thi chính sách pháp luật về đầu tư.

“Việc thành lập Hiệp hội là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh phát triển mới, khi Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào kinh tế toàn cầu, cùng với những đổi mới và cải thiện đáng kể về chính sách thu hút đầu tư theo hướng tập trung thu hút đầu tư tư nhân, gia tăng chất lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cũng như nhu cầu tư vấn pháp lý về đầu tư ngày càng tăng của các DN và nhà đầu tư trong tiến trình hội nhập sâu rộng”, ông Trần Sơn Vũ, Trưởng ban Vận động của Hiệp hội chia sẻ.

Hiệp hội sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư tăng cường tiếp cận những chính sách, pháp luật về đầu tư một cách toàn diện nhất, với những thông tin cập nhật nhất. Thông qua Hiệp hội, các DN và nhà đầu tư có thể tiếp cận xu hướng đầu tư FDI vào Việt Nam, cũng như xu hướng đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. Với vai trò kết nối DN và các cơ quan chức năng, Hiệp hội cũng sẽ giúp các DN, nhà đầu tư giải quyết những vấn đề vướng mắc liên quan đến cơ chế chính sách, pháp luật về đầu tư.

Để hiện thực hóa những tham vọng này, Hiệp hội sẽ tập trung vào 2 nhóm hoạt động, tập trung vào việc nghiên cứu, xác định, đánh giá nhu cầu tư vấn của xã hội, của các nhà hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật, cũng như các khuynh hướng và các lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài.


Trong Nhóm hoạt động thứ nhất, Hiệp hội sẽ tập trung vào việc tổ chức các hội thảo, tọa đàm khoa học để xác định các vấn đề đặt ra cho hoạt động nghiên cứu, tư vấn về chính sách, pháp luật cho hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Để thực hiện các hoạt động này, ngoài các thành viên của mình, Hiệp hội sẽ tập hợp thêm các chuyên gia, các nhà khoa học trong các lĩnh vực pháp luật, tài chính, kinh tế, môi trường, giáo dục… của các viện nghiên cứu, các trường đại học, các trung tâm đào tạo có uy tín trong và ngoài nước.

Ngoài ra, sẽ xây dựng các đề án nghiên cứu cụ thể từ kết quả của các hội thảo, tọa đàm nói trên; tổ chức nghiên cứu, trao đổi, phản biện để cho ra đời các sản phẩm khoa học; tổ chức thẩm định, đánh giá các kết quả nghiên cứu; tổ chức phổ biến và chuyển giao các kết quả nghiên cứu đến các đối tượng tiếp nhận; khảo sát, đánh giá sự phản hồi của các đối tượng tiếp nhận đối với kết quả nghiên cứu; tổ chức ứng dụng các kết quả nghiên cứu và đánh giá kết quả ứng dụng.

Trong Nhóm hoạt động thứ hai, sẽ tập trung vào việc xác định nhu cầu tư vấn của xã hội, của các nhà hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật trong các hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật, thực hiện chính sách, pháp luật cho các hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

Một điểm nhấn khác trong nhóm này là xác định, đánh giá các khuynh hướng và các lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài; cũng như nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước; đào tạo đội ngũ chuyên gia về tư vấn cho hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

Với số lượng thành viên ban đầu khoảng 100, Hiệp hội sẽ là nơi quy tụ những chuyên gia, luật sư, nhà các phân tích pháp lý đầu ngành tại Việt Nam. Với kế hoạch tiếp tục tăng số lượng thành viên trong 5 năm tới, Hiệp hội tham vọng phát triển trở thành đơn vị hàng đầu về nghiên cứu, tư vấn chính sách đầu tư tại Việt Nam.

Thực tế cho thấy, trong nhiều năm qua, những vấn đề liên quan chính sách, pháp luật về đầu tư luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, kéo theo nhu cầu tư vấn pháp lý cho hoạt động đầu tư tại Việt Nam ngày càng gia tăng. Đặc biệt, đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đó còn là sự minh bạch đối với các thông tin về chính sách pháp luật về đầu tư tại Việt Nam.

Ví dụ, trong Báo cáo 2018 về thực trạng của các DN Nhật Bản đầu tư tại châu Á - châu Đại dương, được Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) công bố gần đây, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện là một trong những rủi ro lớn nhất về môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN, Chính phủ Việt Nam đã liên tiếp đưa ra những giải pháp, những chương trình hành động, như Nghị Quyết số 19/NQ-CP năm 2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (nghị quyết này được thay thế bởi Nghị Quyết số 02/NQ-CP tháng 1/2019) và Nghị Quyết 35/NQ-CP năm 2016 về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020.

Chính phủ đang thực hiện sửa đổi Luật Đầu tư 2014, Luật Doanh nghiệp 2014 nhằm tạo ra những thay đổi tích cực hơn nữa trong môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho DN gia nhập thị trường và phát triển kinh doanh.

Trong giai đoạn phát triển mới với tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp và sự tác động ngày càng sâu rộng của cách mạng công nghiệp 4.0, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, Việt Nam đang hoàn thiện chiến lược thu hút FDI thế hệ mới giai đoạn đến năm 2030 với nhiều cải thiện về định hướng thu hút đầu tư, ưu đãi đãi tư, giúp các nhà đầu tư định hướng kế hoạch phát triển trong giai đoạn tới.

Cùng với chiến lược thu hút FDI giai đoạn mới, Việt Nam cũng đang thay đổi mô hình tăng trưởng nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và tăng hiệu quả phát triển kinh tế. Trong năm 2018, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt hơn 7%; tốc độ này kỳ vọng sẽ tiếp tục trong năm 2019, 2020 và giai đoạn 2021 - 2025. Điều đó đòi hỏi năng suất lao động cao hơn, năng lực cạnh tranh quốc gia và giá trị gia tăng cao hơn.

Các chuyên gia cho rằng, cùng với nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), khi chiến lược thu hút FDI giai đoạn mới được thông qua và đi vào thực hiện, FDI từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, EU, Mỹ… vào Việt Nam sẽ tăng mạnh hơn.

Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam đã thu hút được khoảng 22 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2019, tương đương con số cùng kỳ năm ngoái. Cũng trong giai đoạn này, cả nước có 79.300 DN đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký 999.400 tỷ đồng, tăng 4,6% về số DN và tăng 29,6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018.

Ý KIẾN - NHẬN ĐỊNH:

 Đây sẽ là nơi để doanh nghiệp mới tìm đến
Ông Nguyễn Văn Cường, Tổng giám đốc Công ty cổ phần quốc tế Navytex

 Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp thường gặp phải khó khăn về chính sách thuế quan, các điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng không nắm bắt kịp thời các cơ chế hỗ trợ của Chính phủ đối với các doanh nghiệp, nên ảnh hưởng đến việc định hướng hoạt động của doanh nghiệp.

Là một công ty may mặc, chúng tôi rất cần được tư vấn về thị trường xuất nhập khẩu, các chính sách thuế quan đối với xuất nhập khẩu nguyên liệu, hàng hóa, đặc biệt khi Việt Nam đã tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA. Do đó, nếu có một hiệp hội chuyên nghiên cứu, tư vấn về chính sách đầu tư cho doanh nghiệp được thành lập, thì đây sẽ là nơi để doanh nghiệp mới tìm đến. Điều này đặc biệt tốt cho nhà đầu tư tìm hiểu thông tin pháp lý về ngành nghề, lĩnh vực mà họ quan tâm, từ đó xem xét khả năng đầu tư.

Hiệp hội sẽ đáp ứng cụ thể nhu cầu của các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
Ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, quyền Tổng giám đốc, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC)

 Việt Nam đang hội nhập sâu rộng, với việc ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do. Trong bối cảnh đó, một trong những thách thức lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam là sự hiểu biết chưa đầy đủ về mặt pháp lý.

Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp đã phải đối mặt với nhiều rủi ro trong kinh doanh do thiếu các biện pháp phòng vệ. Do đó, việc thành lập Hiệp hội Nghiên cứu, tư vấn về chính sách, pháp luật cho hoạt động đầu tư tại Việt Nam sẽ đáp ứng cụ thể nhu cầu của các tổ chức tài chính trong và ngoài nước về chính sách đầu tư tại Việt Nam.

VIMC đang trong quá trình tái cơ cấu, trong đó vấn đề tư vấn pháp lý, phòng ngừa rủi ro là một trong những vấn đề được hết sức coi trọng. VIMC đang tập trung vào hoạt đông chính như cảng biển - vận tải biển - dịch vụ hàng hải. Chúng tôi đang đẩy mạnh hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, cũng như thị trường quốc tế.

Dương Ngọc Cường CEO of SDG LIFE JSC

Sự ra đời của một hiệp hội chuyên nghiên cứu, tư vấn về chính sách, pháp luật cho hoạt động đầu tư tại Việt Nam rất cần thiết cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là những doanh nghiệp mới gia nhập thị trường cần tìm hiểu thông tin chính sách pháp luật về hoạt động đầu tư. Thực tế cho thấy có nhiều doanh nghiệp có nguồn lực muốn mở rộng hoạt động sang một số lĩnh vực khác thường gặp phải khó khăn vì họ chưa tiếp cập cách đầy đủ và toàn diện chính sách pháp luật trong lĩnh vực đó. Họ cần những chuyên gia thực sự, hiểu biết toàn diện về các chính sách, pháp luật về hoạt động đầu tư.

Với các doanh nghiệp như chúng tôi, một hiệp hội tư vấn có uy tín rất quan trọng khi chúng tôi muốn tìm hiểu những lĩnh vực đầu tư, sử dụng vốn hay đòn bẩy tài chính... Chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực đặc thù y tế, nhưng cũng có lúc có những chính sách mới chúng tôi chưa kịp cập nhật. Đặc biệt, việc tư vấn chính sách pháp luật cũng sẽ giúp các doanh nghiệp, trong đó có chúng tôi có thể phòng ngừa được những rủi ro lớn trong kinh doanh, ví dụ như rủi ro trong thực hiện hợp đồng, về xuất xử hàng hóa
VAFIE đã có đóng góp thiết thực vào hoàn thiện thể chế, chính sách đầu tư nước ngoài
Sau khi tái đắc cử Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) nhiệm kỳ V (2019 - 2023), GS-TSKH Nguyễn Mại đã có những chia sẻ về...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư