-
Hải Phòng: Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI” -
Lan tỏa giá trị nhân văn qua Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 -
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội -
Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024 -
Hà Nội hoàn thành 111 dự án, công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô -
Sắp diễn ra TECHFEST Việt Nam 2024 tại Hải Phòng
Trên 200 cuộc họp và các hội thảo, lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo Luật Nhà giáo
Hội thảo có sự tham dự của các cán bộ quản lý, nhà giáo, các chuyên gia, nhà khoa học đã và đang công tác trong ngành giáo dục.
Phát biểu tại hội thảo, TS.Nguyễn Ngọc Ân, Chủ tịch Công đoàn giáo dục Việt Nam cảm ơn sự quan tâm và tâm huyết của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục đối với dự thảo Luật Nhà giáo, một bộ luật có tác động mạnh mẽ tới đời sống của nhà giáo và người lao động trong ngành Giáo dục.
TS. Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn giáo dục Việt Nam phát biểu tại hội thảo. |
Bên cạnh đó, hội thảo cũng thông tin chính thức đến các thầy cô giáo làm công tác công đoàn trong các nhà trường, trong các Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), từ đó lan tỏa sự quan trọng, vai trò của Luật Nhà giáo trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay và ý nghĩa tác động của bộ luật này tới đời sống, việc làm của nhà giáo trên khắp cả nước.
Thông tin về công tác triển khai và những điểm mới của Luật Nhà giáo, ông Đặng Văn Bình, Phó cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho biết: Với sự nghiêm túc, chuẩn bị kỹ lưỡng trong một thời gian dài, đến tháng 4/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí đưa việc xây dựng Luật Nhà giáo vào Chương trình xây dựng luật năm 2024 của Quốc hội khóa XV.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tới thời điểm này, Bộ GD&ĐT đã tổ chức trên 200 cuộc họp và các hội thảo, lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo Luật Nhà giáo.
“Dự thảo Luật nhà giáo có những điểm mới như định danh nhà giáo; quyền và nghĩa vụ nhà giáo, những hành vi bị nghiêm cấm; chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; chính sách tiền lương, đãi ngộ, tôn vinh đối với nhà giáo. Bộ GD&ĐT mong muốn tiếp tục nhận được nhiều đóng góp để hoàn thiện bộ luật quan trọng này”, ông Đặng Văn Bình cho hay.
Phó cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Đặng Văn Bình thông tin quá trình xây dựng Luật Nhà giáo. |
Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, đóng góp ý kiến về các nội dung liên quan đến chế độ, quyền và nghĩa vụ của nhà giáo được quy định trong Luật Nhà giáo.
Đề xuất “Tiền lương của nhà giáo được xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp”
Đồng tình với các đại biểu về đề xuất “Tiền lương của nhà giáo được xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp”, TS Vũ Thị Lan, Phó chủ tịch Hội Cựu giáo chức cơ quan bộ GD&ĐT mong muốn trong Luật cần có quy định cụ thể về vai trò của địa phương trong việc đầu tư các chế độ, chính sách cho nhà giáo. Còn những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn… thì nhà nước nên có quy định bắt buộc phù hợp với từng địa phương để địa phương có trách nhiệm cao trong việc quan tâm đến chế độ chính sách cho nhà giáo.
Về quy định chứng chỉ hành nghề nhà giáo trong dự thảo Luật, GS.TS Nguyễn Ngọc Phú, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam đề nghị, việc cấp chứng chỉ hành nghề, trước hết phải thông qua Hội đồng khoa học, có các nhà khoa học chuyên ngành đó tham dự và phải được thực hiện ở chính các trường học mầm non, phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học, nơi giáo viên, giảng viên đang giảng dạy.
Nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu được đưa ra trong hội thảo. |
TS Vũ Thị Bình, Phó giám đốc, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai đề xuất một số giải pháp như: Tăng cường công tác truyền thông để mọi tầng lớp nhân dân hiểu rõ hơn về vai trò và trách nhiệm của nhà giáo, từ đó tôn trọng và hợp tác với nhà giáo; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo việc thực thi Luật Nhà giáo minh bạch, nghiêm túc và hiệu quả; xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, tạo điều kiện để nhà giáo có thể phát huy tối đa khả năng sáng tạo, nghiên cứu và giảng dạy.
Một số nội dung khác như các tiêu chuẩn chung của nhà giáo và người đứng đầu cơ sở giáo dục; quyền lợi được bảo vệ của nhà giáo; quy định đối với nhà giáo nước ngoài ở Việt Nam và nhóm giáo viên đi học lâu năm ở nước ngoài; chế độ nghỉ hưu đối với nhà giáo hoạt động trong các môi trường điều kiện đặc thù, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa… cũng được quan tâm trao đổi, góp ý tại hội thảo.
Các ý kiến tại hội thảo đã được Ban soạn thảo tiếp thu để hoàn thiện dự thảo Luật Nhà giáo.
-
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Xuân, Tết 2025 -
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 -
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội -
Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024 -
Hà Nội hoàn thành 111 dự án, công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô -
Sắp diễn ra TECHFEST Việt Nam 2024 tại Hải Phòng -
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025