
-
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới
-
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách
-
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025
-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025
-
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới -
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn
![]() |
Tân Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI ngay sau Lễ nhậm chức |
Đề nghị này được đích thân ông Vũ Tiến Lộc gửi tới tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngay sau lễ nhậm chức. Ông Lộc cho biết, đây là nguyện vọng của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam.
“Chúng tôi nhận thấy, năm nay và cả nhiệm kỳ này sẽ có nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít thách thức, cam go đối với quá trình phát triển của nước ta. Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tin tưởng, Chính phủ mới, dưới sự dẫn dắt của Thủ tướng, sẽ là một Chính phủ gần dân, một Chính phủ hành động và quyết tâm đổi mới”, ông Lộc nói.
Theo đó, VCCI đề nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho phép VCCI phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị Thủ tướng gặp doanh nghiệp năm 2016, dự kiến vào dịp 30/4 tại TP.HCM.
“Nội dung sẽ được cân nhắc thêm, nhưng chúng tôi đang đề xuất chủ đề Chương trình quốc gia phát triển doanh nghiệp, hoặc hướng tới xây dựng Quốc gia khởi nghiệp… Cộng đồng doanh nghiệp muốn cùng với các cơ quan chính phủ thảo luận, hiến kế các giải pháp để xây dựng chương trình hành động quốc gia phát triển doanh nghiệp Việt Nam cho thời kỳ 5 năm tới, hướng tới mục tiêu Việt Nam có được 1,5 – 2 triệu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả vào năm 2020”, ông Lộc chia sẻ với phóng viên baodautu.vn.
Cách đây 12 năm, vào năm 2004, tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam đầu tiên, Thủ tướng Phan Văn Khải khi đó đã đề ra mục tiêu đến năm 2010, Việt Nam có 500.000 doanh nghiệp. Cho tới thời điểm này, số lượng doanh nghiệp này đã đạt được, tuy nhiên đa phần trong đó vẫn là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, năng lực cạnh tranh còn hạn chế.
“Để thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, rất cần xây dựng một hệ sinh thái thuận lợi cho khởi nghiệp và một chương trình quốc gia phát triển doanh nghiệp. Điều quan trọng là chúng tôi mong muốn những sức nóng , sự thôi thúc của yêu cầu cải cách phải ra khỏi các phòng họp Chính phủ, ra khỏi khuôn viên của Văn phòng Chính phủ. Có như vậy, khu vực kinh tế tư nhân trong nước mới có thể lớn mạnh, tạo việc làm cho người dân, thúc đẩy tăng trưởng”, ông Lộc nói.

-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025 -
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới -
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn -
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm -
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025 -
Chủ tịch UBND TP.HCM: Tỷ lệ "sinh và tử" của doanh nghiệp vẫn rất đáng quan tâm -
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower