Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 11 tháng 01 năm 2025,
Công nghệ mới khiến ô tô kém an toàn hơn?
Phúc Vinh (ICTNews) - 17/08/2015 08:57
 
Ai cũng biết rằng công nghệ mang lại những tiện nghi mới. Nhưng đôi khi công nghệ mới lại chính là nguyên nhân khiến ô tô kém an toàn hơn.
 Công nghệ mới đang được sử dụng ở hầu hết các dòng ô tô hiện đại. Ảnh: Internet
Công nghệ mới đang được sử dụng ở hầu hết các dòng ô tô hiện đại. Ảnh: Internet

Các công nghệ mới được sử dụng nhiều trên xe ô tô bắt đầu từ năm 1980. Không ai có thể phủ nhận chúng mang lại những tiện nghi cho các dòng xe khi hỗ trợ tốt hơn cho người lái. Nhưng đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hầu hết các vụ thu hồi xe ô tô trong nhiều năm trở lại đây.

Năm 2009, hãng Volvo phải tiến hành một đợt thu hồi xe bởi phần mềm được trang bị trên một số dòng xe của hãng này không gửi tín hiệu đúng để người lái nạp nhiên liệu.

Cùng thời gian này, Yamaha triệu hồi các xe máy sản xuất từ 10/2004 đến 4/2005 vì những vấn đề với bộ cảm biến ở vị trí bướm ga có thể dẫn đến nhiều va chạm không mong muốn.

Sau đó, hãng xe Nhật Toyota phải thực hiện một đợt triệu hồi khổng lồ các dòng xe của mình trong năm 2009 với số lượng khoảng 5,7 triệu chiếc do các xe ô tô của hãng này có dấu hiệu tăng tốc ngoài tầm kiểm soát. Trong những chiếc bị thu hồi, một bộ cảm biến trong hệ thống dây dẫn và điều khiển các máy gia tốc bị lỗi khiến chân ga có thể bị kẹt.

Ngoài ra, khoảng 400.000 chiếc xe Prius cũng bị thu hồi do phần mềm trong máy tính có thể làm cho hệ thống phanh không hoạt động.

Phần lớn các cuộc thu hồi này đều liên quan đến công nghệ sử dụng trong động cơ. Và nhiều người đặt câu hỏi, có lẽ, các động cơ công nghệ mới được nâng cấp lại khiến cho những chiếc ô tô trở nên kém an toàn hơn?

Vai trò của điện tử trong công nghệ ô tô

Hệ thống công nghệ điện tử bắt đầu xuất hiện trong xe ô tô trong năm 1980. Ngày nay, các hệ thống điện tử tự động và máy tính động cơ đảm nhiệm mọi thứ, từ điều tiết nhiên liệu cho các vấn đề chẩn đoán khi hành trình.

 Hệ thống điều khiển trên xe ô tô thường khiến người dùng phải rời mắt khỏi làn đường.
Hệ thống điều khiển trên xe ô tô thường khiến người dùng phải rời mắt khỏi làn đường

Theo nghiên cứu, hầu hết các loại xe ô tô có trên thị trường hiện nay có khoảng 30 đến 80 bộ điều khiển điện tử riêng biệt. Một số thiết bị có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng an toàn của xe khi vận hành. Ví dụ, hệ thống điều khiển hành trình có thể làm chậm dần tốc độ của xe nếu phát hiện một chiếc xe khác ở phía trước hay hệ thống hỗ trợ cảnh báo người lái nếu đi chệch làn đường.

Đây chỉ là 2 trong nhiều các công nghệ hỗ trợ nâng cao đang được sử dụng hiện nay trên các ô tô đời mới. Thực tế, hầu hết các hệ thống nâng cao này được các hãng sản xuất sử dụng trên các ô tô đời mới. Và việc sử dụng các phần mềm và hệ thống máy tính được trang bị trên xe để điều khiển quá trình lái xe đang trở thành xu hướng.

 Công nghệ điện tử và các kết nối mạng có thực sự khiến các ô tô trở nên kém an toàn? Ảnh: Internet
Công nghệ điện tử và các kết nối mạng có thực sự khiến các ô tô trở nên kém an toàn? Ảnh: Internet

Nhưng nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, xu hướng này làm cho con người ta trở nên quá phụ thuộc vào các công nghệ tự động hóa. Tuy vẫn còn quá sớm để khẳng định rằng nó thực sự ảnh hưởng đến an toàn nhưng sự phụ thuộc vào công nghệ là điều ai cũng có thể nhận thấy rõ.

Ngày nay trong xe ô tô, hệ thống máy tính sẽ kiểm soát các thiết bị bên trong xe. Lấy ví dụ như hệ thống iDrive của BMW với 1 nút bấm và màn hình điều khiển có thể kiểm soát phần lớn các hệ thống được vận hành trong ô tô, như hệ thống âm thanh, điều hướng và cả hệ thống điều hòa không khí của xe. Qua nghiên cứu, hệ thống này cho thấy người lái phải mất thời gian rời mắt khỏi làn đường để thực hiện điều chỉnh hay vận hành hệ thống. Nhưng không chỉ BMW mà cả Audi, Mecerdes - Benz hay hầu hết các hãng xe hiện nay cũng đều sử dụng công nghệ tương tự.

Cảm biến ở khắp mọi nơi

Ngày nay, cảm biến tự động được sử dụng ở khắp mọi nơi trên ô tô. Cảm biến được sử dụng để làm những thao tác đơn giản nhất, ví dụ như để đo nhiệt độ ngoài trời. Khi cảm biến làm việc, người lái có thể nhìn thấy nhiệt độ được hiển thị trên màn hình.

Cảm biến cũng thực hiện các nhiệm vụ quan trọng và trực tiếp ảnh hưởng đến an toàn khi vận hành xe trên đường. Như cảm biến đo các góc xe, cảm biến ở bánh nhận biết xe bị trượt khi di chuyển trong thời tiết xấu hay cảm biến báo hiệu xe tự động bật chế độ kiểm soát ổn định điện tử.

 Cảm biến được sử dụng rất nhiều trên ô tô. Ảnh: Internet
Cảm biến được sử dụng rất nhiều trên ô tô. Ảnh: Internet

Giống như những trục trặc trong hệ thống máy tính, hệ thống cảm biến, hay kết nối giữa phần cứng và phần mềm này có thể gặp trục trặc.

Một cơ quan quản lý về các vấn đề an toàn trên ô tô tại Mỹ cho biết, các hệ thống này có thể ngăn chặn tới 51% các vụ tai nạn có khả năng gây tử vong. Tuy nhiên, nếu hệ thống điện tử tự động này gặp trục trặc sẽ dẫn đến một số chi tiết có thể gặp trục trặc, ví dụ như hệ thống phanh. Bởi vì các hệ thống này đều tập trung vào việc lái xe an toàn. Vì vậy, khi hệ thống này gặp trục trặc, nó có thể trở thành vấn đề lớn ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của xe khi vận hành trên đường.

Hệ thống quản lý giữ xe thông minh Green Parking
Công ty Isoftco phối hợp với PhúLêTelecom vừa ra mắt phần mềm giữ xe thông minh mang tên GreenParking.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư