-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
Quy định mới về kinh doanh bảo hiểm được xem là có lợi cho cả khách hàng và doanh nghiệp bảo hiểm Ảnh: Đ.T |
Làm rõ hơn quyền lợi và nghĩa vụ của khách hàng
Theo tờ trình của Chính phủ về Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), một trong những nội dung được tập trung sửa đổi lần này là nhóm chính sách về hoàn thiện hợp đồng bảo hiểm, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, minh bạch và an toàn cho các giao dịch bảo hiểm.
Theo Bộ Tài chính, Dự thảo lần này sẽ có những điểm mới, với quy định: “Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ và có bằng chứng xác nhận việc bên mua bảo hiểm đã được doanh nghiệp bảo hiểm giải thích đầy đủ và hiểu rõ các nội dung này khi giao kết hợp đồng bảo hiểm”. Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành không có quy định này, nhất là các điều khoản loại trừ (điều khoản khiến khách hàng không được bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm).
“Quy định mới này sẽ có lợi cho cả khách hàng và doanh nghiệp bảo hiểm. Có một thực tế, nhiều khách hàng có tâm lý cứ mua bảo hiểm là mặc nhiên được bồi thường, mà không quan tâm tới trách nhiệm của mình thế nào. Vì vậy, khi bị doanh nghiệp bảo hiểm từ chối hoặc chế tài bồi thường, khách hàng thường có phản ứng mạnh. Khi khách hàng đã hiểu được quyền lợi và trách nhiệm của mình, thì định kiến ‘bảo hiểm mua dễ khó đòi’ sẽ dần biến mất”, ông Bùi Xuân Thu, Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) nói.
Bà Phạm Thị Bích Huệ, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Western Pacific (công ty mẹ của Công ty cổ phần Pan Pacific Logistics) từng kiến nghị, Luật Kinh doanh bảo hiểm đang có nhiều bất cập, chưa bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho cả bên mua và bên bán. Kiến nghị này xuất phát từ thực tế Pan Pacific đã gặp phải trong quá trình giải quyết quyền lợi bồi thường của công ty với doanh nghiệp bảo hiểm.
Vì thế, theo bà Huệ, Luật Kinh doanh bảo hiểm được sửa đổi để đảm bảo hơn quyền lợi chính đáng cho doanh nghiệp, người mua, để bảo hiểm thực sự là “phao cứu sinh” cho các cá nhân và doanh nghiệp khi có rủi ro xảy ra.
Ông Bùi Xuân Thu cũng cho rằng, Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) khi được thông qua và có hiệu lực, chắc chắn sẽ tháo gỡ được những vướng mắc mà các điều luật trước đây chưa theo kịp được với sự phát triển nhanh chóng của thị trường.
Tăng quyền chủ động cho doanh nghiệp
Theo ông Thu, tại Việt Nam, các chính sách pháp luật hiện hành đã tạo khung pháp lý vững chắc, minh bạch cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, do sự phát triển mạnh mẽ của thị trường, nên phần nào đó các quy định pháp luật còn có sự bất cập, chưa theo kịp sự phát triển của thị trường.
Đơn cử, trong Luật Kinh doanh bảo hiểm, các quy định về đối tượng bảo hiểm, quyền lợi bảo hiểm còn đang bị giới hạn, dẫn đến một số sản phẩm bảo hiểm đã phát triển tại các thị trường nước ngoài, nhưng không áp dụng được tại Việt Nam do không phù hợp với quy định pháp luật, dù nhu cầu xã hội rất lớn.
Hoặc sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ cộng với nhu cầu mua bảo hiểm online của khách hàng ngày càng tăng, nhưng các quy định pháp luật về thương mại điện tử nói chung loại trừ áp dụng đối với lĩnh vực bảo hiểm và quy định hoạt động bảo hiểm phải tuân theo quy định của luật chuyên ngành, trong khi các quy định này trong Luật Kinh doanh bảo hiểm lại không có…
Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) sẽ cho phép các công ty bảo hiểm tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanh. Trong đó, các cơ quan quản lý sẽ không can thiệp quá sâu về mặt kỹ thuật vào hoạt động của các công ty bảo hiểm như trước đây. Thay vào đó, vai trò của cơ quan quản lý sẽ là ưu tiên quản lý giám sát, thúc đẩy tính minh bạch và sự phát triển lành mạnh của thị trường bảo hiểm.
Ngoài ra, Dự thảo cũng nêu rõ, các doanh nghiệp bảo hiểm được chủ động, tự chịu trách nhiệm trong xây dựng, thiết kế và phát triển sản phẩm bảo hiểm. Trong khi đó, Bộ Tài chính ban hành quy định về khung năng lực, tiêu chuẩn, hướng dẫn việc thực hiện các chức năng: đề xuất mức phí sàn, thẩm định phương pháp định phí bảo hiểm, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ, thẩm định các yếu tố trong công thức tính toán vốn trên cơ sở rủi ro và một vài khía cạnh khác…
-
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024 -
MobiFone vào danh sách nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"