
-
Tiêu thụ khoáng sản giảm, Bimico đặt mục tiêu kinh doanh giảm sâu so với năm 2024
-
EVNGENCO3 (PGV) sản xuất gần 9,6 tỷ kWh điện sau 4 tháng
-
Nhà sách Phương Nam chuẩn bị về tay Thiên Long Group
-
ĐHĐCĐ City Auto: Phát hành 30 triệu cổ phiếu riêng lẻ để bổ sung vốn kinh doanh
-
Viglacera lên kế hoạch lãi 1.743 tỷ đồng trong năm 2025 -
Thép SMC muốn phát hành riêng lẻ 73 triệu cổ phiếu để trả nợ
![]() |
Hoạt động đầu tư chứng khoán của Licogi 14 đang được thực hiện qua công ty con là Công ty cổ phần Đầu tư tài chính Licogi 14 (LFI). |
Lãi trăm tỷ quý I nhờ đầu tư chứng khoán
Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2022 của Licogi 14 (mã L14 - HNX) công bố mới đây cho thấy, hoạt động đầu tư tài chính của Công ty tiếp tục đem lại hiệu quả vượt trội. Cụ thể, hoạt động tài chính trong quý mang về doanh thu gần 148 tỷ đồng, gấp 49 lần cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu đến từ lãi đầu tư chứng khoán (146 tỷ đồng).
Trong kỳ, Licogi 14 chỉ đạt doanh thu thuần hơn 29 tỷ đồng, trong khi các chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nhờ khoản doanh thu tài chính tăng cao nêu trên, nên kết quả, Licogi 14 vẫn lãi ròng gần 112 tỷ đồng, gấp 13 lần cùng kỳ, trong đó lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 61,5 tỷ đồng.
Tại thời điểm ngày 31/3/2022, giá trị ghi nhận ở khoản mục đầu tư chứng khoán ngắn hạn của Licogi 14 lên đến hơn 700 tỷ đồng, tăng 214 tỷ đồng so với đầu năm, chiếm gần 55% tổng tài sản. Song Công ty phải dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh gần 5 tỷ đồng, trong khi đầu năm chưa phát sinh khoản mục này (thời điểm “chốt sổ” này trùng với thời điểm thị trường chứng khoán bắt đầu nhịp điều chỉnh mạnh sau sự kiện bắt ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC).
Trong phần thuyết minh, Licogi 14 không nêu danh mục cổ phiếu nắm giữ tại thời điểm cuối quý I, nhưng nhiều khả năng, phần lớn khoản đầu tư vẫn nằm tại bộ đôi cổ phiếu bất động sản là CEO của Công ty cổ phần Tập đoàn CEO và DIG của Tổng công ty Đầu tư phát triển xây dựng.
Trước đó, Báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2021 của Licogi 14 cho biết, Công ty đã “tất tay” 486 tỷ đồng khoản mục đầu tư chứng khoán vào 2 mã CEO (298 tỷ đồng) và DIG (188 tỷ đồng). Trong đó, Licogi 14 nắm hơn 7,5 triệu cổ phiếu CEO và gần 2,9 triệu cổ phiếu DIG vào ngày 31/12/2021. Tại ngày 31/12/2021, giá trị hợp lý của danh mục đầu tư chứng khoán lên đến gần 816 tỷ đồng, trong đó Licogi 14 tạm ghi lãi 239 tỷ đồng với CEO và 91 tỷ đồng với DIG.
Với việc ghi nhận lãi từ đầu tư chứng khoán quý I/2022 là 146 tỷ đồng, có thể hiểu, Licogi 14 đã bán một số lượng cổ phiếu CEO và DIG để ghi nhận lợi nhuận trên sổ sách, rồi tiếp tục mua vào một khối lượng cổ phiếu khác, khiến tổng giá trị danh mục lên đến hơn 700 tỷ đồng như đã nêu trên.
Tuy nhiên, nếu vẫn chỉ đầu tư vào CEO và DIG, thì hiện tại, khoản đầu tư này có lẽ đã chuyển từ tạm lãi sang tạm lỗ khá nặng. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 9/5, giá cổ phiếu CEO giảm sàn về 30.000 đồng/cổ phiếu, giá cổ phiếu DIG giảm sàn về 50.400 đồng/cổ phiếu. So với giá đóng cửa ngày 31/3/2022, cả 2 mã cổ phiếu này đều giảm sâu trên 40%.
Kỳ vọng vào “át chủ bài” LFI?
Cổ phiếu L14 cũng như hoạt động kinh doanh của Licogi 14 luôn là đề tài nóng thu hút sự quan tâm của giới đầu tư thời gian qua, bởi L14 từng có giai đoạn tăng mạnh và trở thành cổ phiếu có thị giá cao nhất sàn chứng khoán (484.000 đồng/cổ phiếu). Cổ phiếu này cũng gắn liền với tên tuổi của ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Thành viên HĐQT Licogi 14 - thường được biết đến với danh xưng “A7” hay “Anh Bảy”.
Vì lẽ đó mà tại kỳ họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 tổ chức hôm 28/4, đã có 286 cổ đông tới tham dự trực tiếp tại Việt Trì, Phú Thọ - mức kỷ lục về số cổ đông tham dự một kỳ đại hội của Licogi 14. Tại đại hội này, Licogi 14 đã thông qua kế hoạch tổng doanh thu hợp nhất 569 tỷ đồng, trong đó doanh thu tài chính đóng góp tới 274 tỷ đồng. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế dự kiến 254 tỷ đồng, giảm gần 32% so với thực hiện năm ngoái.
Như vậy, với kết quả đạt được sau quý đầu tiên, Licogi 14 đã thực hiện 44% mục tiêu cả năm. Tuy nhiên, nếu thị trường chứng khoán diễn biến không thuận lợi, Licogi 14 sẽ khó về đích lợi nhuận năm nay.
Cũng cần nhắc tới “át chủ bài” trong “cuộc chơi” tài chính của Licogi 14. Đó là hoạt động đầu tư chứng khoán của Licogi 14 đang được thực hiện qua công ty con là Công ty cổ phần Đầu tư tài chính Licogi 14 (LFI).
LFI tiền thân là Công ty cổ phần Licogi 14.6, được thành lập từ tháng 6/2018 bởi Licogi 14 và hai thể nhân là các ông Phạm Văn Quang và Phạm Hùng Sơn. Đến tháng 7/2021, công ty này tăng vốn điều lệ lên 110 tỷ đồng và đổi tên, đồng thời Licogi 14 giảm tỷ lệ sở hữu xuống 51%.
Trong các tài liệu được Licogi 14 công bố gần đây và nội dung từ Đại hội đồng cổ đông thường niên vừa qua, LFI đang tích cực triển khai các bước để IPO và đưa cổ phiếu của LFI lên sàn. Nếu thành công và thực hiện thoái một phần vốn tại LFI, thì Licogi 14 cũng có thể ghi nhận doanh thu từ việc thoái vốn vào khoản mục doanh thu tài chính.

-
ĐHĐCĐ City Auto: Phát hành 30 triệu cổ phiếu riêng lẻ để bổ sung vốn kinh doanh -
Viglacera lên kế hoạch lãi 1.743 tỷ đồng trong năm 2025 -
Địa ốc Đà Lạt huy động 350 tỷ đồng để triển khai dự án KDC đồi An Tôn -
Ladophar hé lộ 3 tổ chức sẽ mua 13,64 triệu cổ phiếu trong đợt phát hành riêng lẻ -
Thép SMC muốn phát hành riêng lẻ 73 triệu cổ phiếu để trả nợ -
Địa ốc Hoàng Quân và dấu hỏi cho tham vọng xây dựng 40.000 căn nhà ở xã hội -
Cảng Đoạn Xá dừng kế hoạch chào bán 21,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao