-
Bất động sản An Gia bị phạt vì tự ý thay đổi phương án sử dụng vốn -
Chủ chuỗi nhà hàng Gogi, Manwah đột ngột “lật kèo” trả cổ tức -
Công ty cổ phần Chương Dương: Đặt mục tiêu đột phá -
Chứng khoán Thiên Việt (TVS) muốn huy động 334 tỷ đồng từ cổ đông để đầu tư chứng khoán -
OCH dùng 33 triệu cổ phần Bánh Givral góp vốn thành lập thêm công ty con -
Công ty D2D kém hấp dẫn khi quỹ đất cạn dần
“Tất tay” vào cổ phiếu “nhóm A7”
CTCP Đầu tư và phát triển công nghệ Văn Lang (mã VLA - HNX) được biết đến là công ty niêm yết trong hệ sinh thái doanh nghiệp của doanh nhân Nguyễn Thành Tiến. Ngoài vị trí Chủ tịch HĐQT của VLA, ông Tiến còn là nhà sáng lập Công ty TNHH Trường Đào tạo kinh doanh và Đầu tư thực tế NIK. Đặc biệt, ông Tiến được cộng đồng mạng biết đến là “chuyên gia bất động sản” thông qua các bài đăng, video tư vấn đầu tư được chạy quảng cáo trên các kênh mạng xã hội như Facebook, Youtube trong khoảng hơn 1 năm qua.
Bên cạnh đó, mã cổ phiếu VLA đã gây được sự chú ý nhất định trên thị trường thời gian qua nhờ chuỗi tăng ấn tượng. Từ mức giá 16.110 đồng/cổ phiếu (giá điều chỉnh) phiên ngày 4/1/2022, cổ phiếu VLA đã tăng lên 70.000 đồng/cổ phiếu (đóng cửa phiên 17/8), do phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ gấp đôi, lên gần 20 tỷ đồng.
Mặc dù doanh nhân Nguyễn Thành Tiến được giới thiệu là chuyên gia bất động sản, nhưng hoạt động kinh doanh của cả Công ty Văn Lang và NIK đều chủ yếu liên quan đến giáo dục. Đặc biệt, tại báo cáo tài chính sau soát xét bán niên năm 2022 vừa được công bố, hoạt động đầu tư chứng khoán đã trở thành một lĩnh vực quan trọng, với việc nắm giữ 2 mã cổ phiếu ngành bất động sản thường xuyên được ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Thành viên HĐQT Licogi 14 (được biết đến với danh xưng A7) đưa ra các nhận định, đánh giá trên nhiều diễn đàn về đầu tư chứng khoán.
Cụ thể, ngày 30/6/2022, giá trị khoản đầu tư vào mã cổ phiếu DIG (93.600 cổ phiếu) của Công ty Văn Lang đạt gần 7,4 tỷ đồng, tương đương 22% tổng giá trị tài sản Công ty. VLA cho biết đang trích lập dự phòng 4,08 tỷ đồng cho khoản đầu tư này. Trong khi đó, với mã cổ phiếu CEO, Công ty đã kịp chốt lời trong quý I/2022, thông qua việc ghi nhận doanh thu từ hoạt động tài chính hơn 4,1 tỷ đồng.
Như vậy, hoạt động đầu tư chứng khoán nếu như mang lại hiệu quả rất lớn cho Công ty Văn Lang trong quý I, thì đến quý II lại khiến doanh nghiệp này phải “gồng lỗ”.
Về lĩnh vực bất động sản, hồi đầu năm 2022, Công ty Văn Lang ghi nhận giá trị quyền sử dụng đất tại Bắc Giang là 2,74 tỷ đồng ở mục tài sản dở dang dài hạn, nhưng đến hết quý II, khoản đầu tư này đã không còn được ghi nhận trên báo cáo tài chính.
Doanh nhân Nguyễn Thành Tiến, Chủ tịch HĐQT của VLA. |
Dấu hỏi về giá vốn hàng bán âm
Tuy nhiên, iểm đáng chú ý trên báo cáo tài chính của Công ty Văn Lang nằm ở vấn đề giá vốn hàng bán.
Tại báo cáo tài chính quý I/2022 do Công ty tự lập, doanh thu thuần gần 15,3 tỷ đồng, giá vốn hàng bán 11,7 tỷ đồng, đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, khiến lợi nhuận gộp chỉ còn 3,6 tỷ đồng.
Nhờ chốt lời khoản đầu tư vào mã CEO đem lại doanh thu tài chính hơn 4,1 tỷ đồng, nên sau khi trừ đi các chi phí, lãi trước thuế của Công ty trong quý I/2022 đạt 6,6 tỷ đồng. Theo đó, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) mà VLA phải nộp trong quý I là 1,33 tỷ đồng.
Cụ thể, trong quý II/2022, Công ty Văn Lang ghi nhận doanh thu thuần hơn 3 tỷ đồng, giá vốn hàng bán âm 6,7 tỷ đồng, khiến lãi gộp đạt hơn 9,7 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các chi phí phát sinh lớn trong kỳ như chi phí tài chính (do ghi nhận giá trị dự phòng 4,08 tỷ đồng cho khoản đầu tư vào cổ phiếu DIG), chi phí bán hàng và chi phí khác, Công ty lỗ trước thuế 4,5 tỷ đồng.
Do quý II lỗ, nên Công ty hạch toán 902 triệu đồng hoàn thuế TNDN, dẫn tới lỗ sau thuế còn 3,6 tỷ đồng. Theo giải trình của Công ty, việc giá vốn hàng bán ghi nhận giá trị âm trong quý II là do hoàn nhập chi phí marketing của quý I/2022.
Như vậy, nếu VLA ghi nhận chính xác số liệu giá vốn hàng bán trong quý I để không phải hoàn nhập chi phí marketing trong quý II, thì phần nghĩa vụ với nhà nước mà Công ty phải thực hiện sẽ cao hơn nhiều con số 1,33 tỷ đồng. Theo Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019, đối với thuế TNDN thì tạm nộp theo quý, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau. Điều này có nghĩa, việc hơi "quá tay" khi ghi nhận giá vốn hàng bán trong quý I đã giúp VLA ít nhiều được hưởng lợi.
Tiếp đó, việc hoàn nhập chi phí marketing khiến giá vốn hàng bán âm trong quý II lại giúp Công ty không phải ghi nhận giá trị thua lỗ quá nặng.
Điều thú vị là, cũng trong quý II, Công ty ghi nhận chi phí thuê ngoài trong chi phí bán hàng tròn 4,8 tỷ đồng. Ở mục phải trả ngắn hạn, Công ty cũng ghi nhận số tiền đúng như vậy, với thuyết minh là “chi phí marketing”.
Có thể nói, nhờ sự “biến hóa” trong cách hạch toán giá vốn hàng bán mà lũy kế nửa đầu năm 2022, Công ty Văn Lang vẫn đạt được mức tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, doanh thu thuần của VLA 18,3 tỷ đồng, tăng gấp 11 lần so với cùng kỳ năm ngoái; lãi sau thuế hơn 1,7 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ hơn 3 tỷ đồng.
-
Vinpearl kỳ vọng ngày trở lại không xa -
Bất chấp kiện tụng chống bán phá giá, lợi nhuận Thực phẩm Sao Ta vẫn tăng 20% -
Chứng khoán Thiên Việt (TVS) muốn huy động 334 tỷ đồng từ cổ đông để đầu tư chứng khoán -
OCH dùng 33 triệu cổ phần Bánh Givral góp vốn thành lập thêm công ty con -
Công ty D2D kém hấp dẫn khi quỹ đất cạn dần -
Công ty sở hữu Bông Bạch Tuyết quyết thâu tóm Yteco -
CEO Bất động sản Phát Đạt đăng ký bán toàn bộ hơn 1,4 triệu cổ phiếu PDR
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024
- Indochina Capital - 25 năm giữ vị trí tiên phong trên thị trường bất động sản Việt Nam
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?