-
Chủ thương hiệu Vodka Hà Nội thua lỗ năm thứ 9 liên tiếp -
Lỗ 2 quý liên tiếp, Nhiệt điện Hải Phòng vẫn vượt kế hoạch lợi nhuận năm -
Vimarko dành hơn 22% tài sản mua biệt thự, sắp huy động 31 tỷ đồng từ cổ đông -
Cổ phiếu “cắm đầu”, cổ tức 0 đồng, AIG xin chi thù lao "khủng" cho Chủ tịch -
EVNGENCO3 sản xuất 26,437 tỷ kWh điện, đảm bảo cung ứng điện phát triển kinh tế xã hội -
Cao su Sao Vàng dự kiến đạt 100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2025
CTCP Năng lượng Hồng Phong 1 đã huy động được một lượng lớn vốn thông qua phát hành trái phiếu, bao gồm trái phiếu kỳ hạn 5 năm (400 tỷ đồng) và trái phiếu 15 năm (2.150 tỷ đồng).
Doanh nghiệp điện mặt trời này đã đưa vào hoạt động nhà máy điện Hồng Phong 1A công suất 150MW và Hồng Phong 1B công suất 100MW từ tháng 6/2019. Tổng mức đầu tư của hai dự án này lần lượt là 4.198 tỷ đồng và 2.832 tỷ đồng. Đây là doanh nghiệp điện do tổng công ty cổ phần Thương mại và Xây dựng (Vietracimex) cùng Điện Vietracimex Hà Giang và Điện Vietracimex Lào Cai sở hữu 100% vốn.
Trong đợt phát hành trên, các trái phiếu được cam kết bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh thanh toán. Bên nhận bảo lãnh là Quỹ Bảo lãnh Tín dụng Đầu tư (CGIF), một quỹ ủy thác của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).
CGIF được góp vốn chính từ 14 quốc gia, trong đó Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là các bên góp nhiều nhất với số tiền lần lượt là 342,8 triệu USD, 342,8 triệu USD và 100 triệu USD. Việt Nam cũng tham gia góp 1,1 triệu USD. Quy mô vốn của tổ chức này đến thời điểm hiện tại là hơn 1,05 tỷ USD.
Tổ chức này đã bảo lãnh cho khá nhiều đợt phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam, gần nhất là REE (2.318 tỷ đồng), Hoàn Mỹ (2.330 tỷ đồng), The PAN Group (1.035 tỷ đồng), Thế giới Di động (1.335 tỷ đồng)… Bên mua trong các đợt phát hành trái phiếu trước đây có sự tham gia bảo lãnh của CGIF thương là tổ chức bảo hiểm.
Trong đợt phát hành của Năng lượng Hồng Phong 1, toàn bộ số trái phiếu kỳ hạn 5 năm được phát hành cho nhà đầu tư tổ chức nước ngoài. Lãi suất áp dụng cố định ở mức 6,4%/năm, thấp hơn nhiều nếu so với mặt bằng lãi suất huy động 12 tháng. So với đợt phát hành của cách đây hơn một năm, lãi suất cũng đã thấp hơn 0,4 điểm phần trăm.
Đối với kỳ hạn 15 năm, lãi suất được áp dụng cố định 7,5%/năm. Các tổ chức cũng tham gia mua nhưng đều là tổ chức trong nước.
Cả hai lô trái phiếu này được phát hành hôm 24/12/2019. Bên tư vấn phát hành là Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS). Theo điều khoản mua lại trái phiếu trước hạn, tổ chức phát hành sẽ phải mua lại theo Nghị quyết thu hồi nợ trước hạn và thông báo thu hồi nợ trước hạn của CGIF hoặc theo cam kết tổ chức phát hành.
-
EVNGENCO3 sản xuất 26,437 tỷ kWh điện, đảm bảo cung ứng điện phát triển kinh tế xã hội -
Cao su Sao Vàng dự kiến đạt 100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2025 -
CTCP Đầu tư Nam Long chậm nhưng có chắc? -
PVT đặt mục tiêu lợi nhuận 1.200 tỷ đồng năm 2025 -
Yeah 1 chốt quyền mua cổ phiếu -
Cổ phiếu PV2 biến động mạnh từ câu chuyện cũ -
Bất động sản An Gia bị phạt vì tự ý thay đổi phương án sử dụng vốn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư