
-
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng bị tuyên phạt 6 năm tù
-
Truy tố loạt cựu lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo sở, ngành trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn
-
Loạt dự án tại Quảng Nam huy động vốn trái quy định
-
Vụ sản phẩm Baby Shark và Medi Kid Calcium K2 giả: Bắt giám đốc và kế toán Công ty Herbytech
-
Vụ sữa giả Hacofood: Bắt một giám đốc có hành vi “chạy án” khi bị phát hiện -
Novaland thắng kiện Taekwang Vina liên quan dự án gần 10.000 tỷ đồng tại Thủ Đức
Công ty TNHH Hương Quế Trà My, đóng tại Phường Hòa Khánh- Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng chuyên sản xuất kinh doanh lót giày, nịt, gối, nịt lưng, dép, hài... có sử dụng nguyên liệu quế Trà My phục vụ trong nước và xuất khẩu, trong đó có thị trường Dubai.
![]() |
Ngày 22 tháng 11 năm 2014, Công ty có ký hợp đồng mua hàng với Công ty GBA tại Dubai - UAE. Theo đó, ngày 10/12/2014, Công ty chuyển 30% tiền cọc của hợp đồng với số tiền là 18.720 USD cho đối tác. Số tiền này được chuyển đi từ Oceanbank Việt Nam đến ngân hàng Emirates Bank, số điện chuyển tiền là 000NEEW143440008.
Đúng ra, số tiền này phải được chuyển đến tài khoản của bên bán hàng là Công ty GBA theo hợp đồng đã ký. Nhưng vào ngày 5/12/2014, Công ty Hương Quế lại nhận được một Email gần giống Email của Công ty GBA và yêu cầu chuyển tiền vào một tài khoản khác. Lệnh yêu cầu chuyển tiền lần này được làm thành 1 file đính kèm gửi riêng có đầy đủ chữ ký và con dấu của Công ty GBA .
Điều lạ lùng là liên tục trong 5 ngày, kể từ ngày Công ty nhận được email nói trên thì tất cả email của Công ty GBA không thể vào Email của Công ty Hương Quế. Vì tin tưởng chữ ký và con dấu của Công ty GBA, không nhận ra Email này của bọn Hacker, nên Công ty vẫn gửi Email thông báo đã chuyển tiền ngày 10/12/2014.
Phải đến chiều ngày 13/12/2014, bên mua hàng mới liên hệ được với Công ty Hương Quế (qua skype) thì mới biết họ không hề có yêu cầu Công ty Hương Quế thay đổi tài khoản chuyển tiền. Như vậy, số tiền trên chắc chắn đã được chuyển đến một tài khoản lạ trên và đương nhiên đã bị mất.
Trước tình hình trên, Công ty ngay lập tức thông báo với Ocaenbank – Chi nhánh Đà Nẵng và Ngân hàng Emirates Bank bằng mọi hình thức, như điện thoại, Email, gửi điện khẩn... Đồng thời Công ty Hương Quế đã liên hệ với Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam Phạm Bình Đàm và Tham tán thương mại Phạm Trung Nghĩa tại Dubai để nhờ giúp đỡ.
Sau khi nắm được vụ việc, Đại Sứ và Tham tán đã hướng dẫn Công ty làm tờ trình, yêu cầu Đại sứ và Tham tán tại Dubai can thiệp ngay với Ngân hàng Emirates Bank, khẩn cấp phong tỏa số tỏa số tiền trên để ngân hàng Ocean Bank Việt Nam làm các nghiệp vụ chuyển lại số tiền trên về cho Công ty.
Ngay sau khi nhận được tờ trình của Công ty, Đại sứ quán Việt Nam tại Dubai đã gửi Công hàm đến Ngân hàng Emirates Bank và phân công Tham tán thương mại Phạm Trung Nghĩa chịu trách nhiệm theo dõi, liên hệ với các bên để giúp đỡ doanh nghiệp.
Thật bất ngờ, vào lúc 19h30 phút ngày 31/12/2014, Công ty Hương Quế Trà My đã nhận được tin vui từ Ngân hàng Ocean Bank Việt Nam cho biết, Ngân hàng Emirates Bank đã gửi điện thông báo chuyển số tiền 18.720 USD về Việt Nam cho Công ty Hương Quế Trà My.
Ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Công ty Hương Quế Trà My vui mừng bày tỏ: Việc Công ty lấy lại được 18.720 USD từ bọn tin tặc, trước hết có được sự phối hợp kịp thời, nhanh chóng, tích cực và quyết liệt của các bên. Đặc biệt là sự vào cuộc khẩn trương và hiệu quả của Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam cùng với Tham tán thương mại Việt Nam tại Dubai.
Đông thời ông Sơn cho rằng, vụ việc trên được xem là tiếng chuông cảnh báo cộng đồng doanh nghiệp hãy thận trọng hơn khi thực hiện giao dịch và thanh toán quốc tế. Nhất là, nếu không may xảy ra thì tốc độ nhanh nhất là phải kịp thời báo cáo cụ thể đến các bên liên quan, đặc biệt là cơ quan Đại sứ, ngoại giao Việt Nam tại nước xảy ra sự việc. Bởi đây là cơ quan gần nhất, luôn quan tâm và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam chưa thể đủ điều kiện trực tiếp ra nước ngoài để giải quyết vụ việc.
Liên quan đến vụ việc, Tham tán thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Dubai Phạm Trung Nghĩa cũng gửi thư tới ông Nguyễn Xuân Sơn, đồng thời nhắc nhở các doanh doanh nghiệp Việt Nam cẩn trọng với các hành vi lừa đảo công nghệ tinh vi của các Hacker qua Email chiếm đoạt tài sản:
“Chúng tôi không mong muốn những tình huống tương tự như trên tiếp tục xảy ra trong thời gian tới, tuy nhiên trong kinh doanh quốc tế, các thủ đoạn gian lận, lừa đảo xảy ra ở nhiều hình thức khác nhau và chúng ta cần có giải pháp đối phó thích hợp. Khi tình huống xảy ra, các doanh nghiệp Việt Nam nên liên hệ ngay với Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước sở tại để có được sự can thiệp kịp thời”.
Quý Hưng
-
Vụ sữa giả Hacofood: Bắt một giám đốc có hành vi “chạy án” khi bị phát hiện -
Novaland thắng kiện Taekwang Vina liên quan dự án gần 10.000 tỷ đồng tại Thủ Đức -
Lâm nợ, Công ty Cấp thoát nước Quảng Nam đề nghị cấp bù ngân sách -
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai -
Đi tìm nguồn gốc sản phẩm “bổ não” xuất xứ Đức - Bài 2: Câu hỏi từ những thông tin được công bố -
Vụ sản xuất bột ngọt, dầu ăn giả: Tạm giữ khẩn cấp giám đốc Công ty Famimoto -
Thêm đường dây sản xuất thực phẩm chức năng giả lên tới 100 tấn bị phát hiện
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)