-
Hải Dương: Thêm 90 triệu USD vào Khu công nghiệp Đại An mở rộng -
Ngày 14/12, Bình Phước công bố quy hoạch và khởi công hàng loạt dự án quan trọng -
Quảng Trị chỉ đạo hỏa tốc bàn giao mặt bằng dự án sân bay 5.800 tỷ đồng -
Thành lập Khu Công nghệ cao Hà Nam -
Quảng Ngãi chi 130 tỷ đồng nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh -
Nghiên cứu tối ưu hóa vị trí nhà ga của tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành
Thông tin gây sốc này vừa được lãnh đạo Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (CIMP Cửu Long) - đơn vị được Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) giao nhiệm vụ tổ chức đấu giá quyền thu phí đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương (giai đoạn I) xác nhận.
Cụ thể, cho tới cuối tháng 5/2015, tức là tròn 15 tháng kể từ khi Hợp đồng số 4746/CIPM - HĐ về việc mua bán quyền thu phí sử dụng đường bộ thời hạn 5 năm đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương được ký kết (ngày 30/12/2013), đơn vị thắng đấu giá là Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh có trụ sở tại quận 1, TP.HCM vẫn chưa thể hoàn thành nghĩa vụ thanh toán.
Dòng tiền thu phí tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương vẫn đều đặn chảy vào tài khoản của nhà đầu tư |
CIMP Cửu Long cho biết, mặc dù đã nhiều lần có các văn bản đề nghị Công ty Yên Khánh khẩn trương thực hiện tiến độ thanh toán theo quy định, nhưng tính đến ngày 26/5/2015, nhà đầu tư này mới thanh toán được 1.101,661 tỷ đồng/2.004 tỷ đồng tổng giá trị hợp đồng đã được ký kết.
Trong văn bản thúc nợ mới nhất được gửi đi vào cuối tháng 5/2015, CIMP Cửu Long yêu cầu Công ty Yên Khánh phải thanh toán toàn bộ giá trị còn lại của hợp đồng là gần 902,492 tỷ đồng. Căn cứ theo khoản a, điều 13 của Hợp đồng số 4746, Công ty Yên Khánh sẽ phải thanh toán thêm khoản phạt do chậm thanh toán 128,841 tỷ đồng, như vậy, tổng số tiền mà Yên Khánh phải chuyển vào Kho bạc Nhà nước theo đúng nghĩa vụ là hơn 1.031 tỷ đồng.
Cần phải nói thêm rằng, theo quy định tại hồ sơ mời thầu đấu giá, đơn vị trúng đấu giá quyền thu phí sẽ phải thanh toán toàn bộ số tiền trong vòng 10 tháng được chia thành 3 đợt. Cụ thể, đơn vị thắng đấu giá sẽ phải thanh toán 40% giá trị hợp đồng ngay sau khi hợp đồng mua bán tài sản có hiệu lực; trong đợt thứ hai được ấn định sau lần thanh toán thứ nhất 6 tháng, nhà đầu tư thanh toán tiếp 30% giá trị hợp đồng. Trong lần thanh toán cuối cùng diễn ra sau lần thanh toán thứ hai 4 tháng, nhà đầu tư sẽ phải trả nốt 30% giá trị hợp đồng.
Trên thực tế, trong vòng 15 tháng qua, Yên Khánh đã thanh toán tới 5 lần và trong cả 5 lần này chưa lần nào nhà đầu tư này thanh toán đúng hạn. Ngay trong lần thanh toán đầu tiên (ngày 6/1/2014), thay vì nộp ngay 801,6 tỷ đồng theo quy định, nhà đầu tư lại chia nhỏ thành 3 đợt, đóng trong vòng 5 tháng (từ ngày 27/1/2014 đến 21/5/2014). Được biết, trong văn bản gửi Bộ GTVT vào cuối năm 2014, Yên Khánh lý giải cho việc chậm trễ trong quá trình thanh toán cho việc mua quyền thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương là do “việc thu phí gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại khách quan, làm giảm sút nghiêm trọng lưu lượng xe, kéo theo doanh thu không đạt như mong đợi”.
Nhà đầu tư này nêu ra tới 7 lý do ảnh hưởng tới hoạt động thu phí theo hợp đồng đã ký kết gồm: ảnh hưởng từ việc thi công hệ thống kiểm soát giao thông thông minh; ảnh hưởng của việc kiểm soát tải trọng xe; quá tải, ùn tắc giao thông tại các tuyến đường dẫn; địa phương thu thuế không đúng; việc làm mới, mở rộng các tuyến đường song song; gia tăng lượng xe sử dụng vé miễn phí toàn quốc; công tác hỗ trợ hoạt động của đường cao tốc chưa đạt yêu cầu.
“Với những lý do này, Yên Khánh đề nghị Bộ GTVT xem xét việc tính lãi phạt chậm trả, đồng thời xem xét điều chỉnh các điều khoản hợp đồng đã ký kết do không phù hợp với tình hình thực tế”, bà Vũ Thị Hoan, Tổng giám đốc Công ty Yên Khánh đề xuất.
Theo thông tin của Báo Đầu tư, trong khi chờ các bộ, ngành liên quan giải quyết một số khó khăn thực tế trong quá trình thu phí, Bộ GTVT vẫn yêu cầu nhà đầu tư thanh toán đúng điều khoản hợp đồng.
Điều đáng nói là, hiện vẫn chưa có nhiều tín hiệu cho thấy, Yên Khánh sẵn sàng thanh toán đúng yêu cầu khoản công nợ nói trên, trong khi dòng tiền thu phí tuyến cao tốc huyết mạch từ miền Tây về TP.HCM mỗi ngày vẫn đều đặn chảy về tài khoản của nhà đầu tư.
-
Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 4: Định lượng rõ mục tiêu cho mũi đột phá hạ tầng -
Hải Dương: Thêm 90 triệu USD vào Khu công nghiệp Đại An mở rộng -
Ngày 14/12, Bình Phước công bố quy hoạch và khởi công hàng loạt dự án quan trọng -
Quảng Trị chỉ đạo hỏa tốc bàn giao mặt bằng dự án sân bay 5.800 tỷ đồng
-
Thành lập Khu Công nghệ cao Hà Nam -
Quảng Ngãi chi 130 tỷ đồng nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh -
Nghiên cứu tối ưu hóa vị trí nhà ga của tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành -
Khu thương mại tự do Đà Nẵng được bố trí tại 10 vị trí không liền kề -
Đà Nẵng cần bao nhiêu vốn để xây Khu thương mại tự do? -
Khai trương Công viên Logistics đầu tiên, hiện đại nhất Việt Nam -
Thêm dự án Khu dân cư tại huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 12/12 -
2 Bộ Công an khởi công Dự án xây dựng sân bay Gia Bình tại tỉnh Bắc Ninh -
3 Ngân hàng mạnh tay tăng lãi suất tiền gửi: Không phải do thanh khoản căng -
4 Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 3: Thước đo mới cho công tác cán bộ -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 11/12
- Heineken Việt Nam cùng hành trình Vì một Việt Nam tốt đẹp hơn
- Hành trình Heineken Việt Nam cùng miền Bắc khắc phục hậu quả bão Yagi
- PJICO tham dự Ngày hội “Hành trình nghề nghiệp và Kết nối việc làm” năm 2024
- Nhà thông minh biết nói Comfee: Bước tiến mới về công nghệ gia dụng
- Agribank dành hơn 14 tỷ đồng tặng khách hàng tham gia chương trình “Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy”
- Larue tiếp tục hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân Tiền Giang