
-
Chưa xem xét điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu năm 2025
-
Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Uzbekistan
-
Việt Nam nên đề xuất đàm phán song phương khẩn cấp theo Hiệp định TIFA
-
Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump -
Hà Nội ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội, tối đa 198.000 đồng/m2 sàn
![]() |
Khói thải từ nhà máy nhiệt điện ở thủ đô Sofia, Bulgaria. Nguồn: AFP/TTXVN |
Theo bà Christiana Figueres, Thư ký điều hành Hiệp ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, hiện còn thiếu 1,2 triệu euro để chi trả cho các hoạt động tổ chức hội nghị.
Đại diện Liên hợp quốc kêu gọi các nước có khả năng đóng góp để tổ chức sự kiện quan trọng này.
Hội nghị thượng đỉnh COP-21, với sự tham gia của 195 quốc gia, dự kiến diễn ra từ 30/11 đến 11/12 tại Paris, được kỳ vọng sẽ đạt được một thỏa thuận nhằm hạn chế nhiệt độ Trái Đất không tăng quá 2°C, so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Trong khi đó, tại vòng đàm phán kéo dài một tuần ở Bonn lần này, các nhà thương thuyết sẽ tập trung thảo luận về bản dự thảo kế hoạch chi tiết vốn đã được thông qua tại Geneva (Thụy Sĩ) hồi tháng 2 vừa qua.
Bản dự thảo dài 86 trang với nhiều sáng kiến hạn chế hiện tượng ấm lên toàn cầu đã nhận được sự hoan nghênh từ các bên đàm phán và giới quan sát, được đánh giá là một bước quan trọng nhằm xây dựng lòng tin giữa các bên, cũng như tạo đà cho việc hướng tới một thỏa thuận toàn cầu mới.
Cho đến nay, mới chỉ có 56 quốc gia - chiếm gần 70% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, chính thức thông báo hạn ngạch cắt giảm khí thải và mức đóng góp này được ghi nhận là chưa đủ để hạn chế mức tăng nhiệt độ không quá 2°C.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cảnh báo nếu không có các nỗ lực đặc biệt, nhiệt độ Trái Đất có thể tăng hơn 4°C từ nay đến cuối thế kỷ.
Theo các nhà khoa học, 2°C là mức tăng nhiệt độ cho phép nhân loại kiểm soát được các biến đổi khí hậu, quá mức này, thảm họa thiên nhiên được coi là vượt quá khả năng đối phó.
Các nhà khoa học cảnh báo với tốc độ thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính như hiện nay, Trái Đất sẽ ngày càng nóng lên và con người sẽ đứng trước các thảm họa lụt, bão, hạn hán và nước biển dâng cao.
Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới, năm 2014 là năm nóng kỷ lục, nguyên nhân một phần là do Trái Đất vẫn tiếp tục nóng lên.

-
Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy -
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump -
Hà Nội ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội, tối đa 198.000 đồng/m2 sàn -
Phải xử lý dứt điểm các bất cập của hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông trong tháng 4/2025 -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải -
Công nhận thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới -
Hải Dương đặt mục tiêu quý II/2025 GRDP tăng 11,83%
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort