
-
Ông Trump ca ngợi các cuộc đàm phán với Trung Quốc, giới đầu tư thấp thỏm chờ tin
-
Bill Gates cam kết trao 200 tỷ USD cho người nghèo trong 20 năm tới
-
Tổng thống Trump công bố thỏa thuận thương mại với Vương quốc Anh
-
Fed giữ nguyên lãi suất, muốn quan sát thêm tác động thuế quan
-
Giá dầu giảm mạnh khi OPEC+ tuyên bố tiếp tục tăng sản lượng -
Mỹ bỏ quy tắc miễn trừ "de minimis", Temu buộc thay đổi mô hình kinh doanh
![]() |
Việc đóng cửa các nhà máy then chốt ở châu Á do dịch Covid-19 có thể khiến lạm phát tăng nhanh. |
Các "công xưởng" chủ chốt của châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, và Việt Nam liên tục ghi nhận thêm các đợt bùng phát Covid-19 trong vài tuần qua. Sản phẩm và linh kiện được sản xuất tại các nền kinh tế này được xuất khẩu ra thế giới, trong đó có cả Mỹ.
Ông Richard Martin, Giám đốc điều hành Diễn đàn CEO và nhà quản trị châu Á (IMA Asia) đánh giá, số ca nhiễm Covid-19 gia tăng trong bối cảnh nhu cầu hàng hóa của hai nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ và Trung Quốc tăng cao, đã khiến giá hàng hóa giao tại nhà máy ở khu vực Đông Á tăng sốc.
Ông Martin bình luận trên đài CNBC rằng bất kỳ "trục trặc" nào trong chuỗi cung ứng toàn cầu, chẳng hạn việc đóng cửa các nhà máy then chốt ở châu Á có thể khiến lạm phát tăng nhanh.
"Điều này ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ nhanh hơn so với chỉ số giá tiêu dùng ở Trung Quốc", ông Martin nói thêm.
Reuters đưa tin, Việt Nam đã tạm thời đóng cửa 4 khu công nghiệp ở Bắc Giang - nơi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Ba trong số đó là nơi "đóng đô" các cơ sở sản xuất của Foxconn (Đài Loan), một tập đoàn chuyên lắp ráp các sản phẩm Apple.
Lạm phát đang là tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư. Họ lo ngại chỉ số giá tiêu dùng tăng nhanh hơn sẽ khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất sớm hơn dự kiến.
Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 4 tăng 4,2% so với một năm trước - mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 9/2008.
Fed từng khẳng định bất kỳ sự tăng vọt nào về lạm phát sẽ chỉ là tạm thời, so với việc nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch vào năm ngoái. Fed cũng cho biết cơ quan này sẽ duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng.
Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, ông Martin nhận định Fed có thể buộc phải tăng lãi suất sớm hơn dự kiến. "Tôi nghĩ rằng, Fed thực sự sẽ tăng lãi suất vào cuối năm nay. Nhưng bây giờ, điều đó còn sớm hơn nhiều so với những gì Fed đang đề cập, họ (Fed - BTV) trước đây cho rằng còn một hoặc hai năm nữa trước khi tăng lãi suất", ông Martin nói thêm.
Chuyên gia này cho rằng, lĩnh vực chế tạo cũng sẽ khiến lạm phát Mỹ gia tăng. Kế hoạch đầu tư mạnh tay cho cơ sở hạ tầng của Tổng thống Mỹ Joe Biden, nếu được Quốc hội thông qua, sẽ làm gia tăng nhu cầu trong lĩnh vực sản xuất và đẩy giá cả tăng lên rất nhanh.
Tổng thống Biden đã gặp gỡ các thượng nghị sĩ hai đảng Dân chủ và Cộng hòa để vận động ủng hộ cho kế hoạch đầu tư "khủng" của mình, bao gồm việc tái thiết cơ sở hạ tầng như đường xá, băng thông rộng, và các cơ sở tiện ích, cũng như đầu tư vào đào tạo việc làm, nghiên cứu và phát triển.

-
Thổ Nhĩ Kỳ đạt thỏa thuận cung cấp khí đốt tự nhiên cho Syria -
Xuất khẩu của Trung Quốc tăng mạnh nhờ thị trường Đông Nam Á -
Bill Gates cam kết trao 200 tỷ USD cho người nghèo trong 20 năm tới -
Tổng thống Trump công bố thỏa thuận thương mại với Vương quốc Anh -
Toyota "cài số lùi" lợi nhuận vì tác động thuế quan -
Quốc gia đầu tiên đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ sau đòn thuế của Tổng thống Trump -
Fed giữ nguyên lãi suất, muốn quan sát thêm tác động thuế quan
-
Lần đầu tiên có thương hiệu sữa toàn cầu do doanh nghiệp Việt đồng sáng lập tại Úc
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”