-
Thêm nhiều ngân hàng vào câu lạc bộ lợi nhuận nghìn tỷ đồng -
Bitcoin lại đánh rơi mốc 100.000 USD, nhà đầu tư giảm kỳ vọng Fed hạ lãi suất -
Giá vàng nhẫn lần đầu vượt 90 triệu đồng/lượng -
Chúng tôi mong muốn chung tay xây dựng Việt Nam phát triển bền vững -
BIDV được tăng vốn điều lệ thêm tối đa hơn 1.238 tỷ đồng -
Thủ tướng: Ngân hàng cần nghiên cứu chính sách ưu đãi phát triển nhà ở xã hội
Xu hướng thuê ngân hàng ngoại tư vấn
Ngân hàng đầu tư, khác với ngân hàng thương mại, thường là các trung gian tài chính chuyên thực hiện các dịch vụ liên quan đến phát hành chứng khoán, M&A hay tăng vốn cho cả hai phía doanh nghiệp và nhà đầu tư. Các ngân hàng đầu tư thường là “bà mối” mát tay, đóng vai trò tư vấn, môi giới hay bảo lãnh phát hành, giúp thương vụ diễn ra suôn sẻ cho cả bên mua lẫn bên bán.
Goldman Sachs, Morgan Stanley, Barclays, Credit Suisse hay JP Morgan Chase là các ngân hàng đầu tư nổi tiếng toàn cầu, có tuổi đời cả trăm năm. Tại Việt Nam, nơi thị trường vốn còn non trẻ, nghiệp vụ này thường do các công ty chứng khoán trong nước đảm nhận.
Các ngân hàng ngoại rất hào hứng với những thương vụ tại Việt Nam. Trong ảnh: Deutsche Bank (Đức), một ngân hàng ngoại đã tư vấn cho Vietjet trong đợt phát hành riêng lẻ và IPO đầu năm nay. |
Có thể thấy, trong vài năm trở lại đây, Việt Nam đang là thị trường đầy tiềm năng cho các ngân hàng đầu tư nhờ số lượng lớn doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, Chính phủ tăng cường thoái vốn và nhiều doanh nghiệp tư nhân lựa chọn niêm yết trên sàn chứng khoán. Điểm đáng chú ý là, hiện nay, các doanh nghiệp Việt đang có xu hướng thuê hẳn một đội ngũ ngân hàng đầu tư quốc tế để hỗ trợ mục đích thu hút dòng vốn ngoại của mình.
Một ví dụ gần đây là, trong đợt phát hành riêng lẻ cổ phiếu của Công ty cổ phần Hàng không Vietjet, có đến 4 ngân hàng đầu tư là Công ty Chứng khoán Bản Việt, Ngân hàng Deutsche Bank (Đức), JP Morgan (Mỹ), BNP Paribas (Pháp) đã cùng tham gia tư vấn cho Vietjet trong đợt phát hành riêng lẻ và IPO vào đầu năm 2017. Kết quả của sự hợp tác nội - ngoại này là có đến 30 tổ chức nước ngoài tham gia đợt phát hành riêng lẻ của Vietjet, huy động được gần 1.900 tỷ đồng cho Vietjet. Cổ phiếu của đại gia hàng không này cũng “cháy hàng” trong đợt IPO ngay sau đó.
Tận dụng thế mạnh của nhau
“Mức tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam vượt mức 6%, quá trình cổ phần hóa và niêm yết doanh nghiệp lại diễn ra mạnh mẽ, nên có rất nhiều nhà đầu tư châu Âu và châu Á đang nhòm ngó các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô lớn, tiềm năng tăng trưởng tốt. Đây là cơ hội tốt cho các ngân hàng đầu tư nước ngoài như chúng tôi,” ông Werner Steinmueller, Giám đốc khu vực châu Á của Deutsche Bank, chia sẻ.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Steinmueller cho biết, các ngân hàng đầu tư nước ngoài và Việt Nam tăng cường hợp tác là để tận dụng thế mạnh của cả hai bên. Trong khi đơn vị tư vấn nước ngoài dày dạn kinh nghiệm tư vấn xuyên quốc gia và có mối quan hệ với các quỹ đầu tư toàn cầu, thì các ngân hàng đầu tư trong nước lại nắm rõ luật pháp Việt Nam và cách thức tiến hành thương vụ trong nước.
Từ nay đến năm 2020, ít nhất 137 doanh nghiệp nhà nước chuẩn bị cổ phần hóa, trong đó có những cái tên lớn như PV Oil, PV Power, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) hoặc Công ty Vàng bạc - Đá quý Sài Gòn (SJC). Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cũng đã “đánh tiếng” sẽ thoái vốn thêm tại Tập đoàn FPT, Bảo hiểm Bảo Minh và Tổng công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk).
Theo ông Richard Fitton, Trưởng phòng cấp cao, Bộ phận Ngân hàng đầu tư của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), đây là nguồn hàng rất lớn cho các thương vụ M&A sắp tới tại Việt Nam. Các ngân hàng đầu tư không chỉ mong đợi thu phí tư vấn, bảo lãnh thương vụ, mà còn trông chờ vào nguồn thu từ hoạt động môi giới sau này.
VCSC từng là đơn vị tư vấn cho bên mua Fraser & Neave trong đợt thoái vốn trị giá 830 triệu USD của SCIC tại Vinamilk. Đội ngũ tư vấn phía Vinamilk bao gồm Công ty Chứng khoán Sài Gòn, VinaCapital và Morgan Stanley Asia.
“Không chỉ chúng tôi, mà các ngân hàng đầu tư nói chung đều rất hào hứng với những thương vụ sắp tới tại Việt Nam. Chúng tôi lạc quan vì cảm nhận rõ sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam và nguồn hàng hóa ngày càng nhiều trên thị trường này,” ông Fitton chia sẻ. Theo ông, trong thời gian tới, nếu có cơ hội, VCSC vẫn sẽ tiếp tục phối hợp với các ngân hàng đầu tư nước ngoài để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam gọi vốn ngoại.
-
BIDV được tăng vốn điều lệ thêm tối đa hơn 1.238 tỷ đồng -
Thủ tướng: Ngân hàng cần nghiên cứu chính sách ưu đãi phát triển nhà ở xã hội -
ABBank hoàn thành 81% chỉ tiêu lợi nhuận -
Vàng miếng SJC vượt 89 triệu đồng/lượng, hấp thụ sức nóng quốc tế trước ngày vía Thần Tài -
USD tăng mạnh, bitcoin lao dốc khi nhà đầu tư lo ngại "bóng ma" thương chiến -
USD tăng mạnh sau khi Nhà Trắng xác nhận áp thuế lên Mexico, Canada và Trung Quốc -
Ngân hàng Shinhan thúc đẩy các dịch vụ thanh toán, quản lý dòng tiền hiệu quả
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/2 -
2 Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Berjaya 3,5 tỷ USD tại TP.HCM -
3 Đà Nẵng cho thuê hơn 78.000 m2 đất để xây nhà máy có vốn đầu tư 177 triệu USD -
4 Chính phủ chính thức trình Quốc hội bổ sung 38.251 tỷ đồng vốn điều lệ cho VEC -
5 USD tăng mạnh, bitcoin lao dốc khi nhà đầu tư lo ngại "bóng ma" thương chiến
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024