
-
Thông báo Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
-
Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
-
Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025 - bão Wipha
-
Hải Phòng sẵn sàng nhiều phương án ứng phó bão số 3 - Wipha
-
Bão Wipha có thể gây mưa lớn, lũ quét tại Bắc Bộ từ ngày 21/7 -
Gia Lai sẽ dành gần 250 tỷ đồng chi hỗ trợ điều kiện đi lại, làm việc cho cán bộ sắp xếp
![]() |
Phong trào thi đua yêu nước là động lực to lớn, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. |
Thi đua phải gắn với nhiệm vụ chuyên môn
Năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đất nước, cũng như ngành Kế hoạch và Đầu tư, bởi đây là năm cuối thực hiện tổng kết, đánh giá Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, tổng kết Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020; xây dựng Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 theo Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030.
Đối với ngành Kế hoạch và Đầu tư, đây cũng là năm kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành (31/12/1945 - 31/12/2020). Xác định rõ điều này, công tác thi đua đã được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng hết sức quan tâm.
Để chào mừng các sự kiện lớn của đất nước cũng như của ngành Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã yêu cầu toàn ngành tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, đẩy nhanh việc hoàn thiện thể chế chính sách về kế hoạch và đầu tư, phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, nỗ lực vượt khó khăn, thách thức, thi đua hoàn thành xuất sắc, toàn diện các nhiệm vụ chính trị, góp phần cùng với cả nước hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020.
“Các đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức triển khai có hiệu quả phong trào thi đua gắn với nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị được phân công, đảm bảo thời gian, chất lượng theo yêu cầu đề ra”, Bộ trưởng nêu rõ.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, thực hiện tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tinh thần Chỉ thị số 34-CT/TW năm 2014 về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng của Bộ Chính trị, phong trào thi đua yêu nước đã phát triển mạnh mẽ, sâu rộng trong cả nước, các cấp, các ngành, các vùng miền, địa phương, với nội dung và hình thức phong phú, đa dạng, mang lại hiệu quả thiết thực.
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, điểm nổi bật trong giai đoạn này là các phong trào thi đua có nhiều đổi mới, sáng tạo, bám sát nhiệm vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước để xác định mục tiêu và nội dung thi đua, tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất, khâu khó, việc khó, để cổ vũ, động viên các cấp, các ngành và nhân dân cả nước tích cực phấn đấu, vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động được triển khai hiệu quả và đi vào chiều sâu.
Tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, sáng tạo
Theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, trong 5 năm qua, với chủ đề “Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” được đặt ra từ Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX, các bộ, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và địa phương triển khai rất hiệu quả và cụ thể hóa thành nhiều phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, ở các vùng miền, địa phương trong cả nước.
Do đó, Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X diễn ra trong 2 ngày vừa qua (9-10/12) đã lựa chọn chủ đề đã đặt ra từ Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ IX, nhằm tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua đã được thực hiện có hiệu quả trong thời gian qua, đặc biệt là 4 phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động, cùng các phong trào thi đua quần chúng rộng lớn của các bộ, ngành, địa phương, tạo động lực góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Báo cáo tại Đại hội nhận định, giai đoạn 5 năm tới, tình hình thế giới dự báo vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động nhanh và sâu rộng đến mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường.
Đặc biệt, đại dịch Covid-19 có khả năng gây ra suy thoái khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các thách thức về biến đổi khí hậu, thiên tai sẽ tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Do đó, phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng được Đại hội khẳng định sẽ phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thông chính trị, trở thành động lực to lớn, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, phấn đấu đến năm 2025, Việt Nam vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.

-
Bão Wipha có thể gây mưa lớn, lũ quét tại Bắc Bộ từ ngày 21/7 -
Gia Lai sẽ dành gần 250 tỷ đồng chi hỗ trợ điều kiện đi lại, làm việc cho cán bộ sắp xếp -
Lãnh đạo TP. Huế chỉ đạo đẩy nhanh giải phóng mặt bằng dự án cầu Thuận An -
Thủ tướng điều động, giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường -
Bão Wipha tiến vào Biển Đông, Hà Nội và Bắc Bộ chuẩn bị đối phó mưa lớn -
Thêm 2 cửa khẩu áp dụng tờ khai hải quan cho người xuất nhập cảnh -
Hà Nội dốc toàn lực kiểm soát thị trường, quyết liệt truy quét hàng giả
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam