
-
Đà Nẵng không để gián đoạn công việc sau sắp xếp đơn vị hành chính 2 cấp
-
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp
-
Hơn 1.500 tác phẩm tham dự cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
-
Đà Nẵng sau khi sắp xếp có 16 đơn vị hành chính cấp xã
-
Thay thế thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật từ cấp huyện sang cấp xã -
Đã giải quyết chế độ cho 2.181 trường hợp nghỉ theo Nghị định số 178
So với yêu cầu triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 ở các bộ, ngành, địa phương của Nghị quyết 19-2018 cũng về nội dung trên, áp lực đặt ra với các bộ, ngành, địa phương là rất lớn. Phải nói rõ, cấp độ 4 là cấp độ cao nhất trong dịch vụ công trực tuyến, cho phép người dân, doanh nghiệp thanh toán không dùng tiền mặt; đẩy mạnh phương thức tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.
![]() |
. |
Với cấp độ 3, các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ sẽ được thực hiện trên môi trường mạng Internet, nhưng người dân, doanh nghiệp sẽ nhận kết quả và thanh toán lệ phí nếu có trực tiếp tại cơ quan và tổ chức nhà nước cung cấp dịch vụ.
Ở cấp độ 4, việc tiếp xúc giữa người dân, doanh nghiệp và công chức giải quyết thủ tục hành chính gần như bằng không, đồng nghĩa với cơ hội, khả năng can thiệp hoặc sự tùy ý trong thực hiện các thủ tục của công chức thực thi giảm sẽ rất lớn, tính minh bạch tăng lên, dư địa cho tham nhũng vặt thu hẹp đáng kể.
Hơn thế, để thực hiện yêu cầu của cấp độ 4, các bộ, ngành, địa phương phải áp dụng công nghệ thông tin, thiết lập phương thức quản lý mới phù hợp, thậm chí là thay đổi phương thức quản lý nhà nước. Đây là cơ sở quan trọng, nhưng cũng là động lực để các bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện các giải pháp mạnh mẽ trong cắt giảm điều kiện kinh doanh và kiểm tra chuyên ngành.
Thực tế, việc thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mới đa phần dừng lại ở cấp độ 3, với tỷ lệ thực hiện không cao. Số liệu khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2018 cho thấy, chỉ có 13% doanh nghiệp làm thủ tục trực tuyến.
Tỷ lệ thực hiện giao dịch điện tử thấp chủ yếu do chất lượng đường truyền, tính năng và mức độ ổn định của hệ thống chưa cao, khả năng giải quyết các vướng mắc trên giao diện mạng còn bất cập. Tỷ lệ này thấp còn do một số cơ quan yêu cầu người dân, doanh nghiệp vừa thực hiện online vừa yêu cầu nộp bản giấy.
Thực trạng trên thể hiện khá rõ trong thực hiện kết nối Cơ chế Một cửa quốc gia. Hiện mới có 11 bộ, ngành tham gia kết nối Cơ chế Một cửa quốc gia với 68 thủ tục hành chính. Con số này rất thấp so với kế hoạch đăng ký kết nối của các bộ theo đó đến hết năm 2018 phải là 270 thủ tục, hết năm 2019 là 284 thủ tục. Nếu tính cả những thủ tục mà các bộ chưa có kế hoạch kết nối, thì tỷ lệ kết nối còn thấp hơn nhiều.
Điều đáng nói là sự chủ động ứng dụng công nghệ thông tin để kết nối với Cổng thông tin một cửa quốc gia chưa cao. Thực tế triển khai Cơ chế Một cửa quốc gia cho thấy, chỉ có một số rất ít thủ tục kết nối điện tử hoàn toàn.
Khảo sát gần đây của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cũng cho thấy, chỉ có thủ tục Khai báo hóa chất thuộc quản lý của Bộ Công thương được thực hiện 100% trên môi trường mạng. Một số ít thủ tục thực hiện trực tuyến, nhưng vẫn yêu cầu doanh nghiệp nộp trực tiếp một số giấy tờ bản gốc hoặc nộp phí. Thậm chí, hầu hết thủ tục kết nối hiện nay vừa thực hiện online, vừa thực hiện thủ công (nộp bản giấy)…
Rõ ràng, nếu không sớm thay đổi cách thức quản lý này thì doanh nghiệp sẽ không muốn thực hiện trực tuyến, vì vừa tốn thời gian, vừa thêm công đoạn. Đáng lo ngại hơn là cách thức, tư duy quản lý đó sẽ dẫn đến khả năng tùy nghi giải thích pháp luật của công chức. Đây là cội nguồn sâu xa của tham nhũng vặt, của nhũng nhiều phiền hà và kể cả việc thiết kế chính sách theo hướng tạo cơ hội cho nhũng nhiễu.
Đã đến lúc, nền kinh tế không thể có cửa cho tham nhũng vặt.
-
Thay thế thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật từ cấp huyện sang cấp xã -
Đã giải quyết chế độ cho 2.181 trường hợp nghỉ theo Nghị định số 178 -
Đà Nẵng cho ý kiến về đề án hợp nhất với tỉnh Quảng Nam -
Đề xuất miễn tiền thuê đất cho dự án chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo -
Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone -
Sẽ trình Quốc hội thí điểm chính sách đặc thù thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội -
Ông Trần Văn Khải làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô