-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
Tuyến vận tải thủy xuyên biên giới Việt Nam - Campuchia đã bước sang năm thứ 12 khai thác và là hành lang vận tải hữu hiệu nối ASEAN và khu vực. (Ảnh: Nguyễn Quốc Dũng). |
Cục Đường thủy Việt Nam vừa có công văn gửi Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM liên quan đến phí sử dụng hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển đối với hàng hóa vận tải bằng phương tiện đường thủy nội địa.
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đề nghị Sở báo cáo HĐND, UBND TP.HCM xem xét, nghiên cứu phương án để bổ sung quy định miễn trừ việc thu phí sử dụng hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển đối với hàng hóa được vận chuyển bằng đường thủy, hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu bằng đường thủy trên tuyến đường thủy của Hiệp định về Vận tải thủy giữa hai Chính phủ Việt Nam – Campuchia ký ngày 17/12/2009.
Đồng thời, Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét giảm trừ tối đa có thể mức phí quy định đối với hàng hoá được vận tải bằng đường thuỷ, không sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ kết nối cảng biển của Thành phố để khuyến khích sự phát triển vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ, góp phần giảm tải áp lực hạ tầng giao thông đường bộ, đặc biệt tuyến kết nối với cảng biển của Thành phố.
Cụ thể, các hiệp hội doanh nghiệp đã phản ánh việc thu phí sử dụng hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển TP.HCM còn một số bất cập cần xem xét như: Thu phí không đúng đối tượng, vì hàng hóa được vận chuyển bằng đường thủy, không sử dụng hạ tầng giao thông đường bộ kết nối khu vực cảng biển của địa phương; chưa phù hợp với tinh thần Hiệp định tạo thuận lợi vận tải đường thủy Việt Nam - Campuchia; tăng chi phí vận tải đường thủy, giá thành phẩm từ đó làm giảm cạnh tranh của hệ thống logistics khi mà các cảng biển khu vực TP.HCM thông quan tới 80% lượng hàng hoá vận chuyển bằng container trong cả nước.
Được biết, tại cuộc họp song phương thường niên giữa hai Nhóm tạo thuận lợi Hiệp định quốc gia ngày 20/12/2021, Thường trực Hiệp định phía Campuchia đã nêu rất rõ quan điểm về việc TP.HCM áp dụng loại phí thuộc thẩm quyền địa phương (phí sử dụng hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển của Thành phố) nhưng không loại trừ các đối tượng tham gia hoạt động trên tuyến vận tải thuỷ đã được cam kết đãi ngộ tối huệ quốc của hai Chính phủ là vi phạm quy định tại Điều 23 của Hiệp định.
Lý do phía Campuchia đưa ra là mọi loại phí và thuế liên quan đến các đối tượng tham gia trên tuyến vận tải đường thuỷ này đã được liệt kê đầy đủ tại Điều 23 của Hiệp định.
Theo đó, hai bên đã cam kết không áp dụng thêm bất kỳ khoản phí, lệ phí nào, tại bất cứ địa phương nào nằm trên tuyến Hiệp định và phí chỉ được thực hiện đối với những dịch vụ mà phương tiện được cung cấp sử dụng.
Phía Campuchia cho rằng, nếu các địa phương nằm trong phạm vi tuyến bên Campuchia khi ban hành một loại phí cấp địa phương nào đó phù hợp với Luật định của Campuchia, tuy nhiên lại không tuân thủ cam kết Chính phủ theo Hiệp định, áp dụng không loại trừ với các đối tượng trong phạm vi tuyến Hiệp định này thì Chính phủ Việt Nam có chấp thuận hay không và khi đó Hiệp định với những cam kết đãi ngộ tối huệ quốc giữa hai bên sẽ không còn hiệu lực.
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết, tuyến vận tải thủy Việt Nam - Campuchia được kết nối qua 2 cặp cửa khẩu quốc tế Thường Phước - Kok Rohka và Vĩnh Xương - Caom Samnor. Tuyến đường thủy nội địa này còn là tuyến quá cảnh nhằm trung chuyển hàng hóa từ các khu vực cảng biển phía Nam như cảng Sài Gòn, cụm cảng nước sâu Thị Vải - Cái Mép giữa Việt Nam - Campuchia.
“Chỉ riêng sản lượng hàng hoá quá cảnh qua các tuyến năm 2019 gần 5 triệu tấn, đạt mức 300.000 TEUs với đà tăng trưởng hàng năm là 19% -20%. Do vậy, các tuyến vận tải thủy được thiết lập theo Hiệp định đã trở thành một trong những tuyến giao thông huyết mạch quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị”, lãnh đạo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết.
-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025