-
Tổng thống Rumen Radev mong muốn VinFast sớm nghiên cứu, đầu tư vào Bulgaria -
Tăng ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng lên 200 triệu đồng -
Quốc hội nhất trí đưa phân bón quay lại chịu thuế giá trị gia tăng 5% -
Doanh nghiệp tư nhân cũng được hành nghề công chứng -
Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ -
PTC2 tăng cường kiểm tra hệ thống truyền tải điện tại các tỉnh, thành đang mưa lớn
Thiếu tướng Ngô Huy Phát, nguyên Cục trưởng Bộ Tổng tham mưu quân đội nhân dân Việt Nam, khi đó là lính liên lạc Quân khu 2 kể, khi tiến vào Hà Nội, quân Pháp đóng tại nhiều trọng điểm như: thành Hà Nội, Phủ toàn quyền cũ, nhà thương Đồn Thủy, sân bay Gia Lâm... Cuối tháng 11/1946, Pháp huy động khoảng 6.500 quân, 40 xe tăng, 19 máy bay và hàng trăm xe quân sự.
Cảm tử quân với bom ba càng sẵn sàng tiêu diệt quân Pháp. Ảnh: Tư liệu. |
Lực lượng vũ trang thủ đô khi đó chỉ khoảng 2.000 cây súng, mỗi tiểu đoàn có 2-3 khẩu trung liên, 2-3 khẩu tiểu liên và carbin, còn lại toàn súng trường. “Tôi có khẩu súng Nga cao hơn đầu vì nhỏ tuổi. Để đánh lại xe tăng, ta chỉ có mìn tự tạo và bom ba càng. Lựu đạn thì lấy được một ít của Nhật, của Tây, của Tàu và một ít lựu đạn Phan Đình Phùng ta sản xuất, nhưng chất lượng kém, có quả nổ, quả không, thậm chí có quả nổ trên tay”, thiếu tướng Ngô Huy Phát nói.
Để chiến đấu với quân Pháp, bộ đội đã có sáng kiến thành lập nhóm “bắn tỉa săn Tây”, tận dụng đạn của quân Pháp bắn không nổ, khoan thân đạn để đặt kíp nổ và dây cháy chậm, đốt tấn công các điểm chốt giữ của Pháp. Những chàng trai Hà Nội khi ấy đã sáng tạo dùng chai xăng để đánh xe tăng, dùng chai sỏi, chai vôi bột để đánh bộ binh, dùng pháo đùng, pháo tép nghi binh.
Đại tá Nguyễn Trọng Hàm (nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân khu Thủ đô) cho hay, Hà Nội ngày ấy “mỗi ngôi nhà là một pháo đài, mỗi đường phố là một chiến tuyến, mỗi người dân là một chiến sĩ”. Những vật dụng tủ, giường, bàn ghế… được mang ra đường lập thành những chiến lũy, cản đường tiến quân của quân Pháp. Những đường giao liên được đào xuyên tường nhiều căn nhà lại trở thành “trận đồ bát quái”, tiêu diệt sinh lực địch.
Những trận đánh khốc liệt
Đêm 19/12/1946, quân Pháp tiến công Bắc Bộ phủ, trụ sở của Chính phủ khi đó (nay là Nhà khách Chính phủ số 12 Ngô Quyền). Khi chúng sử dụng xe tăng yểm trợ, các quyết tử quân ôm bom ba càng lao vào phá hủy chiến xa. Hàng loạt bom, chai cháy, lựu đạn từ các cửa sổ tung xuống đầu quân Pháp khiến chúng hoảng loạn tháo chạy. 8h ngày 20/12/1946, lực lượng vũ trang thủ đô rút sang Bưu điện Bờ Hồ, cùng với tự vệ công nhân bưu điện đánh quân Pháp đến chiều tối.
Trong trận đánh đầu tiên này, quân Pháp tuy chiếm được Bắc Bộ phủ, nhưng hàng trăm lính lê dương bị tiêu diệt, 4 xe tăng và xe bọc thép bị phá hủy. Về phía bộ đội Việt Nam, 45 chiến sĩ hy sinh.
Trận đánh được xem là khốc liệt nhất trong 60 ngày đêm khói lửa là ở chợ Đồng Xuân. Với mục tiêu đánh thẳng vào trung tâm chỉ huy Liên khu 1 (nơi tập trung các cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước), ngày 11-13/2/1947, quân Pháp cho máy bay ném bom bắn phá liên tiếp vào chợ Đồng Xuân và các phố Hàng Cót, Hàng Lược, Hàng Đường, Hàng Bạc, Mã Mây... Chúng sử dụng hỏa lực đánh theo bốn hướng, hướng tấn công chủ yếu là xe tăng dẫn bộ binh đánh vào sân bóng sau chợ, rồi tiến sang chỗ đóng quân của Ban chỉ huy tiểu đoàn 101.
Mờ sáng 14/2/1947, máy bay Pháp tiếp tục ném bom, bắn phá chợ Đồng Xuân và phố xung quanh. Hơn 400 quân và hàng chục xe cơ giới bao vây chợ. Đợi cho xe tăng Pháp tiến vào khu chợ, bộ binh địch vừa tới, bộ đội Việt Nam từ các quầy hàng xông ra đánh giáp lá cà. Sau nhiều ngày giằng co, những người lính cảm tử quân của Hà Nội đã đẩy lui quân Pháp khỏi phố Hàng Chiếu, Hàng Gạo, chợ Đồng Xuân. Toàn trận địa trở lại nguyên vị trí ban đầu.
Theo ông Vũ Tâm, nguyên Trung đội trưởng thuộc Tiểu đoàn 101 Quyết tử Thủ đô tại Đồng Xuân, trận chiến đấu ở chợ Đồng Xuân đi vào lịch sử thủ đô bởi 4 cái nhất: trận đánh này quân Pháp đã sử dụng quân lớn nhất và tinh nhuệ nhất. Quân Pháp sử dụng binh hỏa lực mạnh nhất gồm pháo binh, máy bay dội bom; trận đánh kéo dài nhất từ 5h sáng đến 22h giờ đêm và thương vong của hai bên nhiều nhất (quân Pháp gần 200 người, 4 xe tăng; Việt Nam hy sinh 15 bộ đội, bị thương 19 người).
Chợ Đồng Xuân, nơi diễn ra trận chiến đấu ác liệt với thực dân Pháp vào ngày 1412/1947. Ảnh: Võ Hải. |
Sau trận đánh ở khu Đồng Xuân, địa bàn chiến đấu của Liên khu 1 thu hẹp nhiều. Đại tá Nguyễn Trọng Hàm (quyết tử quân Hà Nội, nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân khu Thủ đô), kể lương thực chỉ còn ăn được 5 bữa, mỗi khẩu súng còn trung bình 4-5 viên đạn. Dù vậy, Trung đoàn Thủ đô vẫn quyết tử bám trụ, củng cố công sự, trận địa và đề nghị tiếp tế gấp đạn súng trường và gạo, bên ngoài đánh mạnh để kiềm chế quân địch... Nhưng những người lính lại nhận được chỉ thị rút quân.
"Anh em rất băn khoăn, nói Chủ tịch Hồ Chí Minh giao quyết tử nhưng đã chết đâu mà rút. Chúng tôi phải giải thích là chiến đấu cầm chân địch cho quân ta vận chuyển vũ khí lương thực ra ngoài phục vụ trường kỳ kháng chiến, đồng thời những chiến sĩ đã chiến đấu trực tiếp, được tôi rèn sẽ là nòng cốt xây dựng lực lượng chiến đấu sau này", Nguyên Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến Hà Nội Nguyễn Văn Trân kể lại.
Ngày 17/2/1947, sau 60 ngày đêm cầm chân quân Pháp, Trung đoàn thủ đô bắt đầu rút khỏi nội thành, đến 3h sáng hôm sau tập kết an toàn ở Phúc Yên. Trước khi rút đi, nhiều chàng trai, cô gái đã viết lên các bức tường câu thơ “ra đi hẹn ngày về”: “Mùa xuân đi không tiếc nữa đời hương/ Em lòng ơi giữ lấy giấc mơ hường/ Ai mải miết một trời son với phấn/ Ta hùng anh lừng hát tiến lên đường”.
Các địa phương có thời gian chuẩn bị lực lượng chủ động bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. Quân đội Việt Nam vừa đánh, vừa phát triển lực lượng, từ 5 tiểu đoàn Vệ quốc quân lúc đầu sau phát triển thành 3 trung đoàn chủ lực.
-
Tổng thống Rumen Radev mong muốn VinFast sớm nghiên cứu, đầu tư vào Bulgaria -
Dự kiến chiều 27/11 trình Quốc hội việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận -
Bãi bỏ 30 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực Công thương -
Tăng ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng lên 200 triệu đồng
-
Quốc hội nhất trí đưa phân bón quay lại chịu thuế giá trị gia tăng 5% -
Doanh nghiệp tư nhân cũng được hành nghề công chứng -
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang: Tăng cường ký hiệp định dẫn độ tội phạm -
Giám sát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ chưa được quan tâm đúng mức -
Tội phạm cướp ngân hàng, cướp cửa hàng vàng tăng -
Giảm mạnh thuế cho báo chí, tăng thuế đồ uống có đường -
Hà Nội sẽ đầu tư xây dựng 3 tuyến giao thông kết nối 2 bệnh viện
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử