-
Duy trì thế mạnh, Dược Bidiphar đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng năm 2025
-
Chủ tịch PSI chỉ ra 3 lợi thế, giữ tăng trưởng cao dù "chiếc áo" vốn chật chội
-
Doanh thu Hodeco tăng 16% trong quý I/2025 lên 98,97 tỷ đồng
-
ĐHĐCĐ FPT Retail: Ước tính doanh thu quý I/2025 đạt 11.670 tỷ đồng, tăng 29%
-
Cảng Phước An ghi nhận lỗ kỷ lục 112,6 tỷ đồng sau khi đưa cảng vào vận hành -
ĐHĐCĐ ELCOM: Đặt mục tiêu tăng trưởng cao, mở rộng mảng bất động sản
Theo thông tin của Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn, Tòa án Nhân dân TP.HCM đã xem xét đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của CTCP Tập đoàn KIDO (KDC) - người khởi kiện trong vụ án dân sự về việc “Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ” đối với CTCP Thực phẩm đông lạnh KIDO (KDF) và CTCP Dat Viet Media.
Sau khi xem xét các chứng cứ liên quan đến việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, xét thấy việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời “Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định” là thuộc trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra, Tòa án Nhân dân TP.HCM quyết định Cấm KDF sử dụng (quảng cáo, quảng bá, giới thiệu…) nhãn hiệu “Celano” theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Celano được cấp.
Đồng thời, cấm CTCP Dat Viet Media không được quảng cáo, quảng bá, giới thiệu đối với nhãn hiệu “Celano” trong chương trình “Anh trai Say Hi” và chương trình “2 Ngày 1 Đêm” cũng như trên trang Facebook của 2 chương trình này mang tên “Anh trai Say hi Vie Chanel” và “2 Ngày 1 Đêm Vietnam” và trên tài khoản Tiktok có tên “VieON”, “2Ngay1DemVietnam”.
CTCP Dat Viet Media là công ty truyền thông thuộc hệ thống DatVietVAC, đơn vị đứng sau chương trình ca nhạc “Anh trai Say Hi” và “2 Ngày 1 đêm” với sự quy tụ của nhiều dàn sao nổi tiếng. Trong chương trình “Anh trai Say Hi”, Celano đóng vai trò là Nhà tài trợ bạc. Theo sức hút của chương trình, fanpage có tick xanh về Celano còn công bố rapper Hiếu Thứ Hai trở thành CEO của Celano - một động thái thiên về làm hình ảnh thương hiệu do CEO với E đại diện cho Experience, tức Giám đốc Trải nghiệm. Celano vẫn đang là tên nhãn hiệu, hiện không có một doanh nghiệp nào khác mang tên gọi này.
Quay lại với nhãn hiệu Celano, nội dung liên quan đến nhãn hiệu này cùng với các nhãn hiệu khác của Tập đoàn KIDO sẽ được thảo luận tại ĐHĐCĐ bất thường ngày 24/01/2025 của doanh nghiệp.
Trước đó, ngay từ đầu năm 2022, KDC đã tiến hành các thủ tục để chuyển toàn bộ thương hiệu, nhãn hiệu từ các công ty con, công ty thành viên về Tập đoàn, bao gồm từ Tổng công ty công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam, CTCP Dầu thực vật Tường An, CTCP Thực phẩm đông lạnh KIDO, Công ty TNHH KIDO Nhà Bè. Trong đó, 34 thương hiệu, nhãn hiệu từ KDF gồm các thương hiệu/nhãn hiệu: MerinoX, Merino Yeah!, Merino Superteen, Merino Kool, Celano, Celano Platinum, M, Wel Yo,… Sau đó, tập đoàn sở hữu và quản lý toàn bộ thương hiệu, nhãn hiệu sử dụng tại các công ty con và công ty thành viên.
Đến tháng 4/2023, KIDO thực hiện chuyển nhượng hơn 17,8 triệu cổ phần KDF tương đương 24,03% vốn cho đối tác với giá hơn 1.000 tỷ đồng, từ đó giảm tỷ lệ sở hữu từ 73% xuống còn 49%, KDF trở thành công ty liên kết của KIDO. Sau khi chuyển nhượng cổ phần, KDF tiếp tục sử dụng các nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu của KIDO, bao gồm cả Celano, Merino. Theo ý kiến của Ban kiểm soát, việc công ty liên kết đang sử dụng các nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu của KIDO là vấn đề trọng yếu cần được ĐHĐCĐ xem xét và cho ý kiến.
Tại đại hội sắp tới, vấn đề khai thác và sử dụng nhãn hiệu Merino và Celano sẽ được đưa ra thảo luận về các nội dung sau: Giữ quyền sở hữu nhãn hiệu tại Tập đoàn nhằm bảo vệ giá trị thương hiệu, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của thương hiệu; Quyền sử dụng/ủy quyền cho một bên thứ ba ngoài KDC và công ty con sử dụng; Ủy quyền cho HĐQT và/hoặc Tổng giám đốc công ty để thực hiện các giao dịch liên quan, kể cả các thỏa thuận sửa đổi, bổ sung, chấm dứt, thay thế các giao dịch liên quan (nếu có) đến nhãn hiệu Merino/Celano. Nội dung này cũng sẽ được đưa ra thảo luận và lấy ý kiến đối với cả thương hiệu KIDO của công ty.

-
Duy trì thế mạnh, Dược Bidiphar đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng năm 2025
-
Chủ tịch PSI chỉ ra 3 lợi thế, giữ tăng trưởng cao dù "chiếc áo" vốn chật chội
-
ĐHĐCĐ Vietcombank: Mục tiêu lợi nhuận thận trọng, thương vụ bán 6,5% vốn vẫn chờ nhà đầu tư
-
Doanh thu Hodeco tăng 16% trong quý I/2025 lên 98,97 tỷ đồng
-
TVS lên kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 18%, thực hiện 4 - 5 thương vụ đầu tư tư nhân -
ĐHĐCĐ SIP: Ước tính lãi quý I/2025 đạt 402 tỷ đồng, tăng 55,87% -
ĐHĐCĐ FPT Retail: Ước tính doanh thu quý I/2025 đạt 11.670 tỷ đồng, tăng 29% -
ĐHĐCĐ Thép Nam Kim: Kế hoạch lãi 440 tỷ đồng và tiếp tục đầu tư nhà máy mới -
ĐHĐCĐ Sacombank: Mục tiêu lợi nhuận 14.650 tỷ đồng, sẽ chia cổ tức nếu được cho phép -
Cảng Phước An ghi nhận lỗ kỷ lục 112,6 tỷ đồng sau khi đưa cảng vào vận hành -
ĐHĐCĐ ELCOM: Đặt mục tiêu tăng trưởng cao, mở rộng mảng bất động sản
-
1 Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
-
2 Đừng để người ở biệt thự “tranh suất” mua nhà ở xã hội với người nghèo
-
3 Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng
-
4 Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng”
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô