-
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025 -
100% khách hàng SMEs hiện hữu của ABBank đã giao dịch hoàn toàn trên nền tảng mới -
Giao dịch trên ATM giảm gần 20%, người dân đã bớt dùng tiền mặt trong thanh toán -
Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị hiệu quả rủi ro -
Trợ lực cho Hà Nam phát triển kinh tế bền vững -
Ngân hàng chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ
Các ví điện tử và ngân hàng tung ra hàng loạt chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng thanh toán bằng QR Code. |
Chi tiền tỷ để khách hàng thay đổi thói quen
Ông Ngô văn Đức, Phó trưởng phòng Giám sát Hệ thống thanh toán (Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước - NHNN) cho biết, hiện đã có 24 ngân hàng triển khai dịch vụ thanh toán bằng QR Code, chưa kể các fintech, các ví điện tử.
Thời gian gần đây, một loạt ví điện tử và các ngân hàng tung ra hàng loạt chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng thanh toán bằng cách quét mã phản hồi nhanh (QR Code). Theo đó, nếu thanh toán bằng QR Code thay bằng tiền mặt hay quẹt thẻ, khách hàng sẽ được giảm giá ngay lập tức 10-20% hoặc trừ ngay một khoản tiền mặt vào giá sản phẩm.
Nhờ ngân hàng, ví điện tử mạnh tay khuyến mãi, số cơ sở chấp nhận thanh toán bằng QR Code tăng mạnh. Cuối năm 2018, cả nước mới có khoảng 30.000 điểm chấp nhận QR Code, thì đến giữa năm 2019 đã lên tới 50.000 điểm chấp nhận. Tuy nhiên, số lượng khách hàng sử dụng QR Code thường xuyên vẫn tăng khá chậm.
“Thời gian qua, các ví điện tử đổ rất nhiều tiền vào khuyến mãi, song lượng khách hàng sử dụng QR Code tăng chậm. Đa phần khách hàng có ưu đãi mới dùng QR Code, hết khuyến mãi lại chuyển sang tiền mặt”, ông Phạm Công Quỳnh Lân, Phó tổng giám đốc VietinBank thông tin với phóng viên Báo Đầu tư.
Chia sẻ với phóng viên, lãnh đạo nhiều ví điện tử thừa nhận, khách hàng sử dụng QR Code không tăng nhanh như dự tính, song do thị trường mới đang ở giai đoạn đầu, các ví điện tử chấp nhận “đốt tiền” để tạo lập thói quen cho người dùng. Kinh phí khuyến mãi được cả ví điện tử, ngân hàng lẫn các điểm bán hàng cùng chia sẻ, phối hợp thực hiện.
Mặc dù thanh toán bằng QR Code đang tăng khá chậm, song các ví điện tử, trung gian thanh toán, các ngân hàng vẫn khá lạc quan với hình thức thanh toán này. Ông Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch HĐQT LienVietPostbank (ngân hàng sở hữu Ví Việt) cho rằng: “Người dân chưa quen với QR Code, song đây là hình thức thanh toán vô cùng thuận tiện, chỉ cần quét mã là thanh toán, nên sớm muộn cũng sẽ phát triển bùng nổ”.
Vấn đề đặt ra hiện nay là trên thị trường đang có hàng chục mã QR của các ví điện tử. Các mã này lại chưa liên thông với nhau, gây khó khăn cho người dùng. Thực tế, người dùng ít khi lưu quá 3 ứng dụng thanh toán trong điện thoại. Muốn khách hàng chuyển sang sử dụng QR Code nhiều hơn, ngoài việc cần thiết một chuẩn chung, thị trường cần giảm bớt số lượng ví. Điều này đồng nghĩa, cuộc chiến thu hút người dùng của các ví điện tử thời gian tới sẽ rất khốc liệt, 70-80% ví điện tử sẽ bị đào thải. Các ví tồn tại được cũng phải dốc mạnh hầu bao khuyến mại để đổi lấy sự trung thành của khách hàng.
Tham vọng biến QR Code thành ví điện tử xuyên biên giới
Không chỉ chi tiền tỷ tạo lập thói quen cho khách hàng trong nước, hiện các ví điện tử, các ngân hàng Việt cũng muốn sử dụng QR Code để phục vụ du khách nước ngoài, đặc biệt là ở các thị trường đã quen thuộc với hình thức thanh toán này như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan…
Chủ tịch Ngân hàng LienVietPostBank cho biết, ngân hàng này đang phối hợp với đối tác Hàn Quốc thử nghiệm thanh toán qua QR Code. Nếu việc thử nghiệm thành công, sẽ xin NHNN cấp phép chính thức để phục vụ du khách Hàn Quốc sang Việt Nam và ngược lại.
Trước đó, Ngân hàng TPBank và Tổ chức Thanh toán quốc tế UnionPay (UPI - Trung Quốc) cũng đã ký thỏa thuận hợp tác liên thông thanh toán. Theo đó, các khách hàng Trung Quốc, Hàn Quốc sử dụng dịch vụ UnionPay có thể thanh toán bằng thẻ và mã QR Code tại Việt Nam qua các điểm chấp nhận thẻ của TPBank.
Cách đây vài tháng, Thống đốc NHNN Việt Nam và Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã ký thỏa thuận hợp tác về QR. Trước mắt, Việt Nam sẽ cùng Thái Lan cho phép các du khách sử dụng QR Code để thanh toán, ban hành chuẩn chung giữa hai bên để đảm bảo mạng lưới thanh toán hai bên được liên thông.
Lãnh đạo nhiều ngân hàng thương mại cho rằng, trong bối cảnh công nghệ tài chính phát triển như hiện nay, ngân hàng và các ví điện tử hoàn toàn có thể biến QR Code thành một “ví ảo” thanh toán xuyên biên giới, phục vụ du khách đến từ mọi quốc gia.
Thực tế, nếu Việt Nam không triển khai, du khách cũng có nhiều cách thanh toán “chui” bằng mã QR Code mà NHNN không thể kiểm soát dòng tiền (ví như hiện tượng du khách Trung Quốc thanh toán bằng QR Code tại Quảng Ninh, Nha Trang… thời gian qua). Vì vậy, việc phối hợp với các quốc gia đẩy mạnh kênh thanh toán bằng QR Code phục vụ du khách nước ngoài là rất cần thiết.
QR Code sẽ sớm phổ biến tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Tuấn Lương, Phó tổng giám đốc VNPay
Thanh toán bằng QR Code tại Việt Nam chưa được phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, đây là hình thức thanh toán rất thuận tiện. Đơn cử, muốn thanh toán viện phí, thay vì xếp hàng 30 phút tại bệnh viện, khách hàng có thể quét mã và thanh toán ngay. Theo tôi, sự tiện lợi sẽ khiến hình thức thanh toán này sớm phổ biến trong tương lai.
-
Trợ lực cho Hà Nam phát triển kinh tế bền vững -
Ngân hàng chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ -
Lãi tỷ USD từ tiền ảo, nhà đầu tư đứng trước nhiều cạm bẫy -
MB tăng vốn điều lệ lên hơn 61.000 tỷ đồng -
Nhân sự Eximbank biến động trước thềm đại hội cổ đông bất thường -
TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA -
M&A ngân hàng chờ thương vụ “bom tấn”
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500