-
Khu kinh tế Nhơn Hội có 3 khu đất đấu giá chọn nhà đầu tư trong năm 2025 -
Khai thác dầu khí có những biến động mới -
Quảng Nam: Giải quyết dứt điểm vướng mắc tái định cư cho Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An -
Hé lộ nhà thầu đầu tiên xin chỉ định thầu mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
Nước rút thẩm định Dự án đầu tư đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
Thông xe tạm 2 đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành
Với Dự án EcoXuan, SP Setia (Malaysia) thể hiện mạnh mẽ tham vọng tại Việt Nam. Ảnh: H.T |
Nhật Bản thay đổi khẩu vị
Cuối tháng 3 vừa qua, Tập đoàn Shidax (Nhật Bản) đã mua lại 35% cổ phiếu đang lưu hành của Công ty Thiên Hà TSC Co, chuyên cung cấp suất ăn công nghiệp ở TP.HCM. Hiện công ty này đang cung cấp 50.000 suất ăn/ngày, chủ yếu cho các công ty Nhật Bản.
Với khoản đầu tư này, công ty Việt Nam sẽ đổi tên thành Galaxy Shidax và Shidax trở thành công ty nước ngoài đầu tiên gia nhập vào ngành cung cấp suất ăn công nghiệp kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007.
Shidax muốn có một chỗ đứng vững chắc tại Việt Nam với dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp ngày càng tăng ở các công ty doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà sản xuất Nhật Bản có trụ sở nhà máy ở khu vực Hà Nội và TP.HCM. Công ty sẽ cung cấp 200.000 suất ăn mỗi ngày vào năm 2017.
Tương tự, hai tập đoàn trong ngành dịch vụ đám cưới trọn gói của Nhật Bản là IKK Group và Take và Give Needs đều đang đẩy mạnh việc tìm kiếm cơ hội đầu tư ở Việt Nam. Hay Tập đoàn Nihon Canpack đang đàm phán mua lại cổ phần trong liên doanh với Công ty TNHH Kian Joo Canpack Vietnam, chuyên về sản xuất vỏ lon và bao bì thực phẩm, từ tay một số doanh nhân Malaysia…
Những động thái trên cho thấy, bên cạnh các thương vụ khủng, nhà đầu tư Nhật Bản đã và đang tìm kiếm các doanh nghiệp Việt Nam ở những thị trường ngách, chuyên sản xuất - kinh doanh một nhóm sản phẩm nhất định và các ngành phụ trợ.
Lâu nay, các nhà đầu tư Nhật Bản vẫn duy trì vị trí dẫn đầu trong việc đầu tư cổ phần vào các doanh nghiệp Việt Nam. Số lượng thương vụ đã hoàn tất trong năm 2012 từ Nhật Bản chỉ đạt 14 thương vụ, nhưng giá trị vẫn đạt 1,2 tỷ USD. Trong đó, chủ yếu đến từ thương vụ Ngân hàng The Bank of Tokyo - Mitsubishi UFJ, Ltd. (BTMU) đầu tư chiến lược 743 triệu USD vào VietinBank và Sumitomo Life Insurance chi trả 340 triệu USD cho HSBC để trở thành nhà đầu tư chiến lược của Tập đoàn Bảo Việt.
Ngoài ra, các thương vụ khác đều rất nhỏ. Ví dụ, trong ngành thực phẩm chỉ có hai thương vụ là Ezaki Glico đầu tư 10% vào Bánh Kẹo Kinh đô (34 triệu USD) và Nichirei Foods đầu tư 19% vào Thực phẩm Chợ Lớn Cholimex (6,3 triệu USD).
Khu vực Asean bị thao túng
Trong cuộc chạy đua bành trướng tại thị trường Việt Nam, các nhà đầu tư Nhật Bản đã có đối thủ đến từ các nước Asean. Khác với nhà đầu tư Nhật Bản, các tập đoàn tới từ các nước Asean đầu tư vào Việt Nam chủ yếu mua lại cổ phần chi phối.
Trong năm 2012, tổng giá trị M&A của khu vực ASEAN tăng kỷ lục lên đến 89,4 tỷ USD, chiếm 4% tổng giá trị M&A toàn cầu và 20% của châu Á. Riêng thị trường Việt Nam, tổng giá trị các thương vụ từ ASEAN đạt 643,4 triệu USD với 15 thương vụ và gấp 4 lần năm 2011 (153 triệu USD với 7 thương vụ), chủ yếu là vật liệu xây dựng và cơ sở hạ tầng.
Không chỉ khai thác thị trường Việt Nam, các tập đoàn từ Thái Lan, Philippines, Singapore và Malaysia cũng dùng M&A để giải bài toán trên chính quốc gia của họ. Thương vụ PT Semen Gresik và Xi măng Thăng Long là ví dụ điển hình. Bên mua ngay lập tức có thêm năng lực sản xuất 1,9 triệu tấn clinker/năm và có thể tăng lên gấp 2 lần do Thăng Long đã được quy hoạch mở rộng công suất, nhằm phục vụ xuất khẩu clinker về Indonesia và các thị trường lân cận.
Xi măng Thăng Long được định giá ở mức 329 triệu USD, tương đương 144 USD/tấn công suất xi măng. Với mặt bằng giá thiết bị hiện tại, Semen Gresik sẽ không thể tự đầu tư xây dựng một nhà máy tương tự với suất đầu tư này ở thị trường mới như Việt Nam, hoặc ở chính Indonesia.
Hay như Siam Cement Group (SCG), một trong những doanh nghiệp lớn nhất Thái Lan đã chi 7,2 tỷ baht (khoảng 4.900 tỷ đồng) mua lại 85% cổ phần của Prime Group. Đây là thương vụ M&A khá rầm rộ trong năm 2012. Tập đoàn này hoạt động đa ngành, tập trung vào 5 lĩnh vực chính là hóa dầu, giấy, xi măng, vật liệu xây dựng và phân phối. SCG hiện có hơn 200 công ty với 38.000 nhân viên. SCG bắt đầu mở rộng hoạt động sang Việt Nam như một quốc gia chiến lược từ năm 1992 và hiện có 17 công ty với tổng giá trị tài sản hơn 370 triệu USD, doanh thu 300 triệu USD với hơn 2.300 nhân viên Việt Nam.
Không muốn dừng sự bành trướng, SCG cũng đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư khác ở Việt Nam, như Tổ Hợp Hóa Dầu tại miền Nam Việt Nam với vốn đầu tư 4,5 tỷ USD. Hay một doanh nghiệp liên quan tới SCG là NawaPlastic đã gom một lượng lớn cổ phần của 2 doanh nghiệp nhựa xây dựng hàng đầu trong nước là Nhựa Bình Minh và Nhựa Tiền Phong. Bên cạnh đó, Ayala của Philippines đã đẩy mạnh việc đầu tư vào ngành vật liệu xây dựng và cơ sở hạ tầng của Việt Nam.
Ngoài SCG, các tập đoàn từ Thái Lan vẫn đẩy mạnh M&A trong đầu năm 2013. Tập đoàn khách sạn Minor International mua lại hai khu nghỉ dưỡng là Life Heritage Resort Hội An và Life Resort Quy Nhơn với giá 16 triệu USD. Công ty Berli Juker mua lại Công ty Ichiban chuyên về đậu hũ, với giá 4,7 triệu USD. Công ty Ayala của Philippines mua 10% cổ phần của Công ty Đầu tư Hạ tầng TP.HCM (CII), sau khi đã mua lại 49% trong Công ty Cấp nước Thủ Đức vào cuối 2011. Cũng trong thời điểm này, Manila Water - một công ty con của Ayala đã chi 50 triệu USD để có 47,35% cổ phần của Công ty Cấp nước Kênh Đông - đơn vị chính xây dựng, sở hữu và vận hành hệ thống cấp nước cho TP.HCM.
Sôi động M&A lĩnh vực ngân hàng, tài chính tiêu dùng
Theo giới phân tích, M&A năm 2013 và 2014 vẫn tiếp tục sôi động bởi xu hướng chuyển dịch từ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sang đầu tư gián tiếp qua M&A.
Hơn nữa, bối cảnh trong nước cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có mức định giá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài do những khó khăn mang tính đặc thù của Việt Nam, đặc biệt là khó khăn đầu ra sản phẩm, chi phí lãi vay cao và phần lớn doanh nghiệp hiện chưa có một chiến lược phát triển rõ ràng.
Bên cạnh đó, các yếu tố về pháp lý làm cản trở quá trình M&A đang dần trở nên thông thoáng hơn. Điển hình là ngành ngân hàng Việt Nam với sự cho phép của Chính phủ nới room cho khối ngoại sở hữu cổ phần trong một số ngân hàng yếu kém. Tâm lý của nhiều chủ doanh nghiệp cũng đã cởi mở hơn trong rất nhiều thương vụ chuyển nhượng cổ phần chi phối gần đây có các đối tác nước ngoài với mức định giá hấp dẫn và có được nguồn tiền lớn để đa dạng hóa, hoặc chuyển hướng đầu tư sang các lĩnh vực khác.
Nhận định về xu hướng các ngành, lĩnh vực sẽ diễn ra M&A năm 2013 - 2014, ông Nguyễn Quang Thuân, Tổng giám đốc Công ty Truyền thông Tài chính StoxPlus cho biết, hoạt động này sẽ chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính tiêu dùng, thực phẩm và đồ uống, xi măng, bất động sản.
Tuy nhiên, các thương vụ lớn trong các ngành chủ chốt của Việt Nam như ngân hàng, hàng tiêu dùng và đồ uống sẽ mất nhiều thời gian hơn nữa để có thể diễn ra do những quan ngại về suy thoái kinh tế và rủi ro chính sách, đặc biệt là những lo ngại về chống độc quyền.
Trong bối cảnh đó, các thương vụ đến từ lĩnh với quy mô nhỏ hơn trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa có những lợi thế đặc thù riêng về sản phẩm, thị trường và thương hiệu sẽ là những đối tác hấp dẫn mà phía nhà đầu tư nước ngoài mong muốn đầu tư và hợp tác.
Anh Hoa
-
Nước rút thẩm định Dự án đầu tư đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
Thông xe tạm 2 đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành -
Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Sông Công II -
Đà Nẵng hướng tới trở thành trung tâm Fintech -
Quảng Nam chuyển mục đích gần 17 ha rừng để mở rộng Khu công nghiệp Tam Thăng -
Gia Lai xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Đà Nẵng: Dự án Cảng Liên Chiểu đã hoàn thành hơn 74% khối lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green