
-
Ninh Bình: Tín dụng chính sách là bệ đỡ an sinh, đòn bẩy phát triển bền vững
-
SHB tiếp sức doanh nghiệp xuất khẩu với lãi vay USD chỉ từ 4,5%/năm
-
Ngân hàng NCB tiếp tục báo lãi quý II/2025, hoạt động kinh doanh tăng trưởng tích cực
-
Vàng quốc tế biến động, giá vàng SJC không đổi
-
TS Lê Xuân Nghĩa: “Techcombank sinh lời tự động đã tạo nên cuộc cách mạng cho ngành tài chính Việt Nam” -
Phó thống đốc: Ngành ngân hàng "khát" nhân sự về an ninh công nghệ thông tin
![]() |
Ngày 19/2 vừa qua, nhiều khách hàng Vietcombank tỏ ra bất ngờ khi thấy phí dịch vụ tin nhắn SMS chủ động tăng cao đột ngột. Nguyên nhân là khách hàng đã bỏ qua thông báo về thay đổi chính sách thu phí mà ngân hàng đã công bố từ cuối năm 2021.
Theo đó, phí SMS chủ động thay vì mức đồng hạng 11.000 đồng/tháng sẽ thay đổi theo hình bậc thang (từ 11.000 đồng – 77.000 đồng/tháng, tùy thuộc vào số lượng tin nhắn mà khách hàng nhận được trong tháng). Tuy nhiên, nếu đăng ký dịch vụ thông báo qua ứng dụng (App), khách hàng sẽ được miễn phí dịch vụ này.
Không chỉ Vietcombank, nhiều ngân hàng cũng có chính sách tương tự. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều miễn phí chuyển tiền cho khách hàng song lại phải chi trả cước tin nhắn rất lớn, có ngân hàng phải bù lỗ hàng nghìn tỷ đồng cước tin nhắn. Hai năm qua, ngành ngân hàng đã nhiều lần đề nghị nhà mạng giảm cước tin nhắn hỗ trợ khách hàng nhưng nhà mạng vẫn phớt lờ. Sự thay đổi chính sách thu phí của ngân hàng là cách thức nhà băng đối phó với nhà mạng trong khi khách hàng vẫn được miễn phí dịch vụ tin nhắn.
Theo TS.Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, điều này sẽ giúp ngân hàng tiết giảm được chí phí, đồng thời hạn chế thấp nhất việc thu phí đối với khách hàng.
“Trước đây, các ngân hàng thường thông qua tin nhắn dịch vụ ngân hàng để thông báo biến động số dư cho khách hàng. Theo chúng tôi được biết, cước phí tin nhắn dịch vụ ngân hàng đang cao hơn gấp 3 lần so với phí tin nhắn bình thường. Thời gian vừa qua, các tổ chức tín dụng đã rà soát và thấy rằng chi phí để duy trì dịch vụ tin nhắn này là quá cao. Trên cơ sở kiến nghị của các tổ chức tín dụng, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cũng đã kiến nghị với Bộ Thông tin và Truyền thông, các tổ chức tín dụng cũng đã kiến nghị với các nhà mạng viễn thông xem xét, điều chỉnh lại cước phí tin nhắn dịch vụ ngân hàng cho phù hợp với thực tiễn song không nhận được phản hồi. Do đó, c tổ chức tín dụng đã rà soát và xem xét lại để hạn chế đến mức tối đa sử dụng dịch vụ tin nhắn, chuyển sang thông báo số dư qua App ngân hàng. Đây cũng là một giải pháp để giảm được chi phí cho người dân”, ông Hùng nhận xét.
TS.Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam:
Các tổ chức tín dụng và các nhà mạng cần thống nhất với nhau về quan điểm, cách làm, đưa ra mức phí dịch vụ phù hợp. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi mà hiện tượng lừa đảo thông qua tin nhắn trở nên phổ biến, nhiều khách hang chưa hiểu rõ, vô tình thực hiện những thao tác trên tin nhắn, dẫn tới mất tiền trong tài khoản tiền gửi. Đây là vấn đề mà chúng tôi đã làm việc, tổ chức hội thảo để trao đổi bàn bạc để đi đến giải pháp an toàn nhất. Tôi mong muốn các đơn vị viễn thông cùng trao đổi, đồng thuận cùng ngân hàng, rà soát lại, kịp thời điều chỉnh cước phí tin nhắn SMS đối với dịch vụ ngân hàng cho phù hợp, để các tổ chức tín dụng xem xét hỗ trợ khách hàng tốt hơn.
Theo các ngân hàng thương mại, tác dụng của việc sử dụng tin nhắn dịch vụ ngân hàng cũng không thể phủ nhận nhưng mức phí cần phải tương xứng. Trong bối cảnh các tổ chức tín dụng đã miễn phí toàn bộ cước phí cho khách hàng, thì cước phí tin nhắn dịch vụ ngân hàng của các nhà mạng cũng nên xem xét để đưa ra mức phí hợp lý.
Hơn nữa, hiện nay, các nhà mạng tuy thu phí cao gấp 3 với dịch vụ ngân hàng song không kiểm soát được tình trạng tin nhắn giả mạo. Ông Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, bên cạnh giảm phí, các nhà mạng cần có trách nhiệm trong việc gia tăng bảo mật, ngăn ngừa và phối hợp với các ngân hàng "vá lỗ hổng" dịch vụ tin nhắn nhằm đản bảo an ninh, an toàn hệ thống tài chính tiền tệ.
Trước hết, các nhà mạng cần nâng cao mức độ bảo mật của dịch vụ, không thể để tình trạng các ngân hàng không phát tin nhắn gửi mà khách hàng là chủ các số thuê bao di động vẫn nhận được tin nhắn với brandname của ngân hàng.
Trong quá trình tìm giải pháp thì trước mắt trong các hợp đồng ký với ngân hàng, các nhà mạng cần dành một lượng tin nhắn miễn phí đủ lớn để các ngân hàng dùng để nhắn tin cảnh báo tới khách hàng khi xuất hiện tình trạng giả mạo mới hoặc nhắc lại tình trạng giả mạo cũ đang có mức độ gia tăng trong những thời điểm nhạy cảm.

-
TS Lê Xuân Nghĩa: “Techcombank sinh lời tự động đã tạo nên cuộc cách mạng cho ngành tài chính Việt Nam” -
Phó thống đốc: Ngành ngân hàng "khát" nhân sự về an ninh công nghệ thông tin -
Mở thẻ Sacombank Visa, nhận ngay vé tham dự Siren Calling -
Vàng quốc tế hồi phục, giá SJC niêm yết 120,6 triệu đồng/lượng -
Mùa tựu trường an tâm tài chính cùng Home Credit -
VPBankS và FIDT ký kết hợp tác chiến lược, thúc đẩy chuẩn mực mới trong lĩnh vực quản lý tài sản -
Cổ đông KienlongBank đồng thuận thông qua mục tiêu tăng vốn và chia cổ tức 60%
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam
-
PVCFC xuất thêm 30.000 tấn phân bón sang Úc, mở rộng thị trường nhờ đẳng cấp Level One
-
Tập đoàn TH tiếp tục thực thi ESG: Bền vững là con đường, không phải đích đến
-
“Độc lạ” cách bán hàng tại khu đô thị phía Tây TP.HCM: Khuyến khích khách mua ở thực
-
Shinec - Diệu Thái ký kết hợp tác chiến lược 500 triệu USD: Định hình hành lang kinh tế xuyên biên giới Việt - Trung
-
AstraZeneca Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại lễ trao giải Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2025