
-
Nhu cầu vay vốn tăng dần, tín dụng kỳ vọng tăng trưởng tốt hơn nửa cuối năm 2025
-
Xu hướng của USD bị chi phối trong nửa cuối năm 2025
-
Khó có chuyện ngân hàng tùy tiện siết nợ; Cầu trú ẩn vào vàng giảm
-
Vietbank DigiBiz - Giải bài toán số hóa tài chính cho doanh nghiệp: Nền tảng dễ dùng, triển khai nhanh
-
Phát hành trái phiếu tháng 6/2025 cao kỷ lục, ngân hàng chiếm 80% lượng phát hành -
Tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng nhiệt, nhiều ngân hàng bán ra 26.370 VND/USD
![]() |
BIDV đang phải bù lỗ cước dịch vụ tin nhắn hàng trăm tỷ đồng/năm |
Cước tin nhắn cao gấp 3 lần thông thường, doanh nghiệp viễn thông làm ngơ giảm phí
Đây là lần thứ 3 trong vòng hơn 3 tháng, Hiệp hội Ngân hàng VN có công văn đề nghị Bộ Thông tin và truyền thông chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông điều chỉnh giảm cước tin nhắn.
Trước đó, sau công văn gửi đi lần thứ nhất vào ngày 9/4/2020 của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, ngày 20/4/2020, Cục Viễn thông đã yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông xem xét và báo cáo Cục Viễn thông về việc thực hiện giảm phí tin nhắn SMS cho các ngân hàng trước ngày 27/4/2020 nhưng các doanh nghiệp chỉ báo cáo là chưa thực hiện giảm phí.
Tiếp đó, ngày 17/6/2020, Hiệp hội Ngân hàng đã có văn bản số 136/HHNH-PLNV về nội dung này. Tuy nhiên, đến nay Hiệp hội Ngân hàng vẫn chưa nhận được thông tin kết quả xử lý của Bộ Thông tin Truyền thông và các doanh nghiệp viễn thông di động chưa có động thái giải quyết yêu cầu của các ngân hàng.
Được biết, hiện MobiFone và VinaPhone đang áp dụng mức 820 đồng/tin nhắn giao dịch tài chính, 500 đồng/tin nhắn quảng cáo chăm sóc khách hàng; tương tự, Viettel là 500 đồng/tin nhắn (không phân biệt loại tin nhắn) và từ năm 2019, Viettel đã nâng mức giá cước lên 785 đồng/tin nhắn đối với tin nhắn giao dịch tài chính. Riêng Vietnammobile, Beeline áp dụng 280 - 400 đồng/tin nhắn giao dịch tài chính, 500 đồng/tin nhắn quảng cáo chăm sóc khách hàng. Trường hợp sử dụng đầu số thuê bao cung cấp dịch vụ tin nhắn của đơn vị trung gian, các ngân hàng đều chịu phí SMS trực tiếp từ nhà mạng hoặc đối tác của nhà mạng, mức phí SMS Branding khoảng 720 đồng/tin nhắn.
Như vậy, mức giá cước tin nhắn mà các doanh nghiệp viễn thông đang áp dụng đối với các ngân hàng cao gấp gần 3 lần so với tin nhắn thông thường (tin nhắn giữa các cá nhân đơn lẻ ở mức 250 - 300 đồng/tin nhắn.
Vì vậy, Hiệp hội Ngân hàng đề nghị Bộ hông tin và Truyền thông chỉ đạo quyết liệt các doanh nghiệp viễn thông khẩn trương thực hiện điều chỉnh giảm giá cước tin nhắn đối với các dịch vụ tài chính ngân hàng.
Thời gian qua, để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19, ngành ngân hàng đã nhiều lần giảm mạnh phí hỗ trợ khách hàng. Tuy vậy, ngành ngân hàng lại chưa được các đối tác hỗ trợ giảm phí.
Ngân hàng đang phải bù lỗ hàng nghìn tỷ đồng dịch vụ tin nhắn
Được biết, trước ý kiến của Hiệp hội ngân hàng, ngày 22/5/2020, Cục Viễn thông có văn bản số 2018/CVT- GCKM gửi Hiệp hội Ngân hàng đề nghị cung cấp một số thông tin, số liệu.
Theo thông tin cung cấp của Hiệp hội ngân hàng, chi phí cấu thành của dịch vụ viễn thông trong các nghiệp vụ chính của ngân hàng gồm rất nhiều hạng loại. Trung bình, mỗi giao dịch, ngân hàng phải gửi khách hàng ít nhất 2 tin nhắn. Trong khi đó, phí SMS banking được ngân hàng thu ở mức thấp và chỉ thu 1 lần/tháng (từ 5.500đ/tháng đến 8.800đ/tháng, một vài ngân hàng thu 11.000đ/tháng). Nhiều ngân hàng đang áp dụng chính sách miễn phí cho khách hàng
Chính vì vậy, thực tế một ngân hàng miễn phí cho khách hàng đang phải chi trả và chịu lỗ chi phí tin nhắn bình quân là 1.640đ/giao dịch thanh toán. Bình quân mỗi khách hàng có từ 15 – 20 giao dịch/tháng, tương đương 25 – 30 tin nhắn/tháng, tương đương khoảng 20.000 – 25.000đ/tháng. Trong khi giá cước tin nhắn mà các doanh nghiệp viễn thông đang áp dụng đối với ngân hàng cao gấp 3 lần so với tin nhắn thông thường. Hàng tháng, một ngân hàng qui mô nhỏ phát sinh khoảng 9 - 11 triệu tin nhắn/tháng phải trả doanh nghiệp viễn thông từ 7,5 tỷ - 9 tỷ đ/tháng.
Theo BIDV (1 trong 4 ngân hàng có qui mô lớn nhất thị trường), lượng SMS tăng dần qua các năm: Năm 2017 là 365,58 triệu tin thì 5 tháng đầu năm nay đã lên tới 320,38 triệu tin.
Tổng sản lượng 3 năm và 5 tháng đầu năm 2020 xấp xỉ 1900 triệu tin, chi phí khoảng gần 1200 tỷ đồng. Căn cứ nhịp độ sản lượng tin nhắn năm nay, BIDV ước tính sẽ phải bù lỗ khoảng 500 tỷ đồng. Nếu nhà áp mức giá thông thường khoảng 300đ/tin nhắn, BIDV sẽ giảm bù lỗ được khoảng 285 tỷ đồng.
Chính vì vậy, các ngân hàng rất mong Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo quyết liệt để các doanh nghiệp viễn thông thực hiện việc giảm phí (cước) tin nhắn SMS đối với dịch vụ tài chính ngân hàng xuống bằng giá cước tin nhắn thông thường hoặc bằng 50% giá cước tin nhắn hiện nay hoặc bằng mức giá của Vietnammobile.

-
Nhu cầu vay vốn tăng dần, tín dụng kỳ vọng tăng trưởng tốt hơn nửa cuối năm 2025
-
Xu hướng của USD bị chi phối trong nửa cuối năm 2025
-
Khó có chuyện ngân hàng tùy tiện siết nợ; Cầu trú ẩn vào vàng giảm
-
Vietbank DigiBiz - Giải bài toán số hóa tài chính cho doanh nghiệp: Nền tảng dễ dùng, triển khai nhanh
-
Phát hành trái phiếu tháng 6/2025 cao kỷ lục, ngân hàng chiếm 80% lượng phát hành -
Tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng nhiệt, nhiều ngân hàng bán ra 26.370 VND/USD -
ABBANK tạm dừng giao dịch điện tử với doanh nghiệp chưa định danh sinh trắc học -
Tín dụng đang tập trung vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng và dịch vụ -
Agribank - Doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025 -
Cân bằng bài toán tỷ giá và lãi suất -
Ưu đãi lãi suất cho vay người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà xã hội
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower